1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (viết tắt là NASCO) là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty hàng không Việt Nam.
Theo quyết định số 1921 QĐ/ TCCB - LĐ ngày 25 thâng 10 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, một phần của Sân bay Nội Bài được tách ra thành lập Công ty Cụm Cảng Hàng không Miền Bắc trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải với số lượng trên 500 cán bộ công nhân viên được biên chế trong 3 phòng chức năng và 4 Xí nghiệp thành viên là:
- Văn phòng Hành chính -Tổ chức . - Phòng Kế toán- Tài chính.
- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh. - Xí nghiệp Thương mại Hàng không. - Xí nghiệp Vận tải ô tô.
- Xí nghiệp Dịch vụ Du lịch Khách sạn. - Xí nghiệp khai thác Dịch vụ tổng hợp.
Theo nghị định số 32/CP ngày 22 tháng 5 năm 1995 của thủ tướng Chính Phủ, cục hàng không dân dụng chuyển từ đơn vị chủ quản là Bộ Giao thông Vận tải về trực thuộc Chính Phủ để giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên nghành về Hàng không dân dụng. Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài là một đơn vị thành viên
của Tổng Công ty HK Việt Nam thuộc khối kinh tế Trung ương trực thuộc Chính phủ.
Tính đến hết ngày 31/12/2005 Công ty có: Tổng số vốn là 15.824.500.000 đồng
Trong đó: Nguồn vốn ngân sách cấp: 3.575.583.382 đồng Nguồn vốn tự bổ sung: 12.248.916.618 đồng + Vốn cố định: 12.424.500.000 đồng + Vốn lưu động: 3.400.000.000 đồng
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty NASCO
Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài được thành lập với chức năng chính là thực hiện các loại hình dịch vụ cho hành khách qua Sân bay Nội Bài, với các loại hình cụ thể như sau:
- Kinh doanh thương mại. - Kinh doanh hàng miễn thuế.
- Vận chuyển hành khách, hàng hoá trong sân đỗ máy bay, ngoài nhà ga sân bay. Kinh doanh vận tải hành khách, khách du lịch và hàng hoá bằng ô tô, taxi tải nội tỉnh, liên tỉnh, kinh doanh các dịch vụ vận tải mặt đất khác.
- Thực hiện các kỹ thuật dịch vụ ô tô, xe máy, cung cấp các phụ tùng thay thế và xăng dầu ô tô.
- Kinh doanh du lịch, khách sạn.
- Đại lý bán vé máy bay, đại lý dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ hành khách và các dịch vụ khác tại Cảng hàng không.
- Kinh doanh dịch vụ làm sạch,vận hành và sửa chữa hệ thống điện nước và các thiết bị khác tại Cảng Hàng không.
- Lắp đặt trang thiết bị mặt đất phục vụ ngành hàng không. - Kinh doanh quảng cáo, tiếp thị.
- Xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ hành khách. Nhập khẩu trang thiết bị phục vụ kinh doanh của Công ty.
- Chế biến suất ăn phục vụ hành khách.
- Khai thác DVKT thương mại hàng không theo phân cấp của Công ty.
1.3.Hệ thống tổ chức của Công ty NASCO
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Hình II.1: Sơ đồ bộ máy quản lý ở Công ty NASCO
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ một số phòng ban của Công ty
* Ban giám đốc: Lãnh đạo Công ty một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực.
* Phòng kế hoạch - Kinh doanh: Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị, xây dung phương án sản xuất kinh doanh cho các năm tiếp theo. BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch kinh doanh Văn phòng hành chính tổng hợp Phòng tài chính kế toán Xí nghiệp thương mại Xí nghiệp khai thác dịch vụ tổng hợp Xí nghiệp Vận tải ô tô Xí nghiệp dịch vụ du lịch khách sạn Khối kinh doanh hàng miễn thuế
* Phòng tài chính - Kế toán: Có chức năng hạch toán cho Công ty về mặt tài chính.
* Văn phòng hành chính tổ chức: Có chức năng đối nội, đối ngoại và quản lý nhân sự toàn Công ty.
* Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các cửa hàng miễn thuế.
1.4. Đặc điểm tổ chức và kinh doanh ở Xí nghệp Thương mại
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp Thương mại
Xí nghiệp Thương mại Hàng không là một đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong Công ty NASCO gồm 169 cán bộ công nhân viên hiện có với các chức năng nhiệm vụ như sau:
- Kinh doanh dịch vụ thương mại tại Cảng Hàng không Nội Bài bao gồm bán hàng bách hoá, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng ăn uống, giải khát.
- Sản xuất, chế biến hàng hoá phục vụ hành khách và thị trường. - Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên trong khu vực sân bay.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp
Biểu hìnhII.2: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Thương mại
1.4.3. Cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp
* Cơ sở vật chất: là một thành viên của Công ty NASCO, Xí nghiệp Thương mại có trụ sở chính đặt tại Cảng Hàng không sân bay Nội Bài, ngay cạnh nhà ga mới T1, bao gồm các phòn ban chức năng và kho hàng hoá. Riêng các cửa hàng trực thuộc được bố trí ở trong nhà ga T1 cho phù hợp với mục đích kinh doanh. Để tương xứng với quy mô của ga mới, Xí nghiệp cũng đã đầu tư khá lớn các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác bán hàng như máy vi tính, máy tính tiền, bộ quét mã vạch cho các cửa hàng Bách hoá và Lưu niệm. Hệ thống tủ đựng hàng được làm bằng khung gỗ kính có chiều dài là 3m, rộng 0,5m, cao 2m thẳng đứng dùng để trưng
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kinh doanh tiếp thị Phòng hành chímh tổng hợp Phòng kế toán thống kê Cửa hàng ăn uống số 1 Cửa hàng ăn uống số 2 Cửa hàng Bách hoá Cửa hàng Lưu niệm Cửa hàng Đồ ăn nhanh
bày các mặt hàng sang trọng như pha lê, vàng bạc đá quý và một số mặt hàng da, giả da cao cấp. Giá đựng hàng cũng được thiết kế rất đẹp mắt, dùng để trưng bày các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Giá có chiều dài 4m, chiều rộng 0,4m, cao 2,5m làm bằng gỗ, được đặt sát tường và chia thành 3 ngăn để chứa hàng. Hầu hết các phòng ban chức năng đều được trang bị máy vi tính, máy fax, điện thoại, máy in và các dụng cụ văn phòng khác đảm bảo cho công tác điều hành đạt hiệu quả.
Do vị trí kho hàng hoá cách xa cửa hàng nên Xí nghiệp đã đầu tư 2 xe ô tô tải dùng để vận chuyển hàng hoá từ kho lên ga. Ngoài ra Xí nghiệp còn có 1 chiếc xe ô tô con dùng đưa đón lãnh đạo trong những chuyến công tác.
* Mạng lưới kinh doanh: Từ khi nhà ga T1 đi vào hoạt động thì mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp được bố trí lại như sau:
STT Tên cửa hàng Địa điểm
1 Cửa hàng Bách hoá Tầng 2, khu cách ly quốc tế đi 2 Cửa hàng Lưu niệm Tầng 3, khu cách ly quốc tế đi
3 Cửa hàng Đồ ăn nhanh Tầng 3, khu cách ly nội địa và quốc tế đến 4 Cửa hàng ăn uống số 1 - Sảnh tầng 1 cánh A
- Sảnh tầng 3 cánh A 5 Cửa hàng ăn uống số 2 - Nhà hàng tầng 4
- Quầy sảnh cánh B
Biểu hìnhII.3: Mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp
Hiện nay với mạng lưới kinh doanh gần như độc quyền tại nhà ga T1 nên Xí nghiệp Thương mại cũng có nhiều ưu thế trong khả năng thu hút hành khách xuất cảnh qua sân bay Quốc tế Nội Bài.
1.4.4. Tình hình nhân sự trong Xí nghiệp Thương mại
Hiện nay, Xí nghiệp Thương mại có tổng số lao động là 169 cán bộ công nhân viên.Tình hình phân công nhân sự được phân bổ như sau:
STT Tên đơn vị Số lao động
1 Ban giám đốc 3
2 Phòng kinh doanh - Tiếp thị 24 3 Phòng hành chính tổng hợp 17 4 Phòng kế toán – Thống kê 9
5 Cửa hàng Bách hoá 18
6 Cửa hàng Lưu niệm 24
7 Cửa hàng Đồ ăn nhanh 20
8 Cửa hàng ăn uống số 1 15
9 Cửa hàng ăn uống số 2 28
10 Khối khoán 11
Biểu hình II.4: Tình hình phân công lao động ở Xí nghiệp Thương mại Trong nền kinh tế thị trường sôi động, các Công ty kinh doanh thành công nhất thường là những Công ty làm hài lòng khách hàng một cách cao nhất. Đặc biệt đối với những Công ty Thương mại bán lẻ thì mối quan hệ giữa khách hàng và Công ty là vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, đến sự sống còn và phát triển của toàn Công ty. Không còn ở thế bị động như thời bao cấp, giờ đây khách hàng đã đóng vai trò là người chủ động trong quan hệ mua bán. Họ sẽ là những thành viên của ban giám khảo trong cuộc thi tài giữa các Công ty sản xuất kinh doanh nói chung và các Công ty Thương mại bán lẻ nói riêng. Nắm vững được triết lý kinh doanh: “khách hàng là người cho ta việc làm và trả lương cho ta”, ban lãnh đạo Xí nghiệp Thương mại đã rất chú trọng đến công tác tổ chức lực lượng nhân sự, đặc biệt là việc tổ chức nhân sự ở các cửa hàng sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của Xí nghiệp, chính nhờ có quan điểm rõ ràng như trên mà công tác quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng ở Xí nghiệp Thương mại đạt hiệu quả khá cao.
* Thống kê số lượng lao động theo trình độ và độ tuổi của Xí nghiệp Thương mại năm 2002 – 2005:
Chỉ tiêu SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) 1 Tổng số lao động 163 100 160 100 162 100 169 100 2 Tổng số nam 41 25.2 37 23.1 35 21.6 33 19.5 3 Tổng số nữ 122 74.8 123 76.9 127 78.4 136 80.5 4 Đại học 21 12.9 30 18.8 33 20.4 46 27.2 5 Cao đẳng 12 7.4 0 0 0 0 0 0 6 Trung cấp 8 4.8 3 1.8 11 6.8 15 8.9 7 Sơ cấp 63 38.6 60 37.5 61 37.6 54 31.9 8 CNKT 9 5.5 12 7.5 10 6.2 7 4.1
9 Chưa qua đào tạo 60 36.8 55 34.4 47 29 47 27.8 10 Dưới 28 tuổi 30 18.4 29 18.1 24 14.8 26 15.4 11 Từ 29 - 40 tuổi 92 56.5 91 56.9 89 54.9 87 51.5 12 Từ 41 - 50 tuổi 40 24.5 39 24.4 48 29.7 54 31.9 13 Từ 51 - 55 tuổi 1 0.6 0 0 0 0 1 0.6 14 Từ 56 - 60 tuổi 0 0 1 0.6 1 0.6 1 0.6
Biểu hình II.6: Thống kê số lượng lao động của Xí nghiệp * Phân tích số lượng lao động:
Số lao động của Xí nghiệp Thương mại năm 2002 là 163 người, trong đó gồm 122 nữ, chiếm 74,8 % toàn Xí nghiệp. Năm 2003 giảm xuống 3 người, năm 2004 tổng số lao động tăng lên 2 người so với năm 2003, năm 2005 tăng lên 7 người so với năm 2004.Số lao động nữ có xu hướng tăng lên kể từ năm 2002 còn số lao động nam có xu hướng giảm xuống.
* Phân tích chất lượng lao động
Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nên lao động trong Xí nghiệp Thương mại có nhiều trình độ khác nhau. Chất lượng lao động trong Xí nghiệp được thể hiện thông qua trình độ của mỗi lao động.
Năm 2002 Xí nghiệp có 21 lao động có trình độ đại học, năm 2003 có 30 lao động, tăng 142% so với năm 2002. Năm 2004 tăng lên 3 người
2004. Như vậy, lao động ở trình độ đại học có xu hướng tăng lên theo từng năm.
Năm 2002 toàn Xí nghiệp có 12 người có trình độ cao đẳng và không còn ở các năm tiếp theo.
Trình độ trung cấp trong Xí nghiệp năm 2002 có 8 người, năm 2003 chỉ còn 3 người, giảm xuống 37,5% so với năm 2002, năm 2004 tăng lên 8 người so với năm 2003. Năm 2005 có 15 người, tăng lên 4 người so với năm 2004.
Trình độ sơ cấp trong Xí nghiệp năm 2002 có 63 người, năm 2003 chỉ còn 60 người, giảm xuống 95,2% so với năm 2002. Năm 2004 tăng lên 1 người so với năm 2003, năm 2005 có 54 người, giảm xuống 88,5% so với năm 2004.
Năm 2002, CNKT có 9 người, năm 2003 có 12 người, tăng 133,3% so với năm 2002. năm 2004 có 10 người và đến năm 2005 chỉ còn 7 người.
Lao động chưa qua đào tạo năm 2002 là 60 người, năm 2003 chỉ còn 55 người, giảm xuống 91,7% so với năm 2002. Từ năm 2004 đến 2005 thì số lao động này vẫn giữ mức 47 người.
* Phân loại theo độ tuổi lao động:
Trong Xí nghiệp Thương mại, lực lượng lao động từ 29 đến 40 tuổi chiếm đa số, sau đó đến lực lượng lao động từ 41 – 50 tuổi. Đứng thứ 3 trong Xí nghiệp là lực lượng lao động dưới 28 tuổi, tiếp đó là lực lượng lao động từ 51 – 55 tuổi. Nhìn chung lực lượng lao động tại Xí nghiệp Thương mại không biến động nhiều về số lượng nhưng lại thay đổi về mặt chất lượng. Điều này rất phù hợp với loại hình kinh doanh Thương mại trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên trong tổng số lao động thì số lao động có độ tuổi dưới 28 vẫn chiếm tỷ lệ khá thấp, Xí nghiệp chưa trẻ hoá được đội ngũ nhân viên bán hàng.Đây cũng là một hạn chế trong
cơ cấu lao động của Xí nghiệp hiện nay. Chất lượng lao động còn thấp, số lao động ở trình độ sơ cấp chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi lực lượng lao động ở trình độ cao đẳng lại không có. Nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối này là do Xí nghiệp Thương mại kế thừa đội ngũ nhân viên từ thời bao cấp để lại nên việc giải quyết việc làm, thuyên chuyển, cho thôi việc, nghỉ hưu là rất khó khăn.