điểm.
1. Chuẩn kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn
1.1. Chuẩn về kiến thức chuyên môn
- Vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác – Lê Nin nhằm giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong chuyên ngành đào tạo
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu khoa học, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp cũng như trong các hoạt động chuyên môn sau khi kết thúc khóa học.
- Vận dụng kiến thức cơ sở để giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên ngành đào tạo, đặc biệt là cá kiến thức liên ngành về khoa học quản lý, quản lý công, quản lý nhà nước, hành chính công, chính sách công, an ninh trật tự xã hội, kiến thức về chính trị liên quan tới quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.
- Vận dụng tổng hợp kiến thực chuyên ngành, những vấn đề lý luận và thực tiễn chuyên sâu về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, tư duy pháp lý hệ thống để giải quyết các công việc có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.
- Có khả năng phân tích, đánh giá, phản biện các quy định, chính sách cảu Đảng, Nhà nước về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
- Sử dụng hiệu quả ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu và công việc chuyên môn (năng lực ngoại ngữ tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam).
1.2. Chuẩn về năng lực chuyên môn
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp
của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
2. Chuẩn về kỹ năng a. Kỹ năng nghề nghiệp a. Kỹ năng nghề nghiệp
- Áp dụng các quy phạm pháp luật về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn công tác; tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn; hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo;
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, dự báo các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, so sánh với lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài để từ đó rút ra các bài học có thể áp dụng vào điều kiện của Việt Nam;
- Phát hiện vấn đề, tổ chức nghiên cứu; thảo luận, đánh giá, phản biện, truyền đạt tri thức dựa trên kết quả nghiên cứu; tiếp nhận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng;
- Tư vấn pháp luật về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng; đề xuất các kiến nghị, giải pháp về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Cập nhật các kiến thức mới và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị nhà nước về phòng, chống tham nhũn trong nước và nước ngoài.
b. Kỹ năng bổ trợ
- Tra cứu thông tin, tài liệu; viết và trình bày kết quả nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp; - Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm để giải quyết công việc một cách logic, sáng tạo;
- Sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức độ có thể hiểu và diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc, trình bày các ý kiến và phản biện một vấn đề chuyên môn bằng ngoại ngữ.
3. Chuẩn về đạo đứca. Trách nhiệm công dân a. Trách nhiệm công dân
- Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có trách nhiệm công dân;
- Có ý thức xây dựng và bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
b. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng nhân ái, trung thực, khách quan;
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia, có bản lĩnh nghề nghiệp, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc, có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội;
- Chủ động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe;
c. Thái độ tích cực, yêu nghề
- Có trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và cá nhân khác trong công việc;
- Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học.
4. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, học viên có thể sử dụng các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để tham gia và đảm nhiệm ở nhiều cương vị công tác khác nhau như:
- Nhóm 1: Làm việc tại các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ở trung ương và địa phương (các cơ quan nội chính, cơ quan kiểm sát, điều tra);
- Nhóm 2: Làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan khác của Đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và địa phương.
- Nhóm 3: Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo, đặc biệt là về pháp luật, quản lý nhà nước, hành chính công, chính sách công; các trường phổ thông, trường đào tạo của các cơ
quan nhà nước và lực lượng vũ trang.
- Nhóm 4: Làm việc cho các cơ quan Liên hợp quốc và tổ chức liên chính phủ quốc tế, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ quốc tế và Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển, quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng
- Nhóm 5: Làm việc trong các văn phòng luật sư, công ty luật, các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý khác, các công ty, doanh ngiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Học viên cũng có thê tiếp tục học lên ở bậc cao hơn (tiến sĩ) tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước..
6. Các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế mà đơn vị tham khảo:
- Chương trình Thạc sĩ Luật hành chính và chính sách (cập nhật năm 2013), Đại học Sydney, Úc; - Chương trình Thạc sĩ Luật công, Đại học Pantheon – ASSAS ( Paris 2), Cộng hòa Pháp;
- Chương trình Thạc sĩ Luật hành chính công (cập nhật năm 2012), Đại học Southern Caliornia, Hoa Kỳ.
2. Bậc đào tạo: Tiến sĩ. Ngành: Luật học
TT Nội dung
1 Chỉ tiêu tuyển sinh
12 chỉ tiêu tuyển sinh cho 6 chuyên ngành gồm: 1. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật 2. Luật Hiến pháp – Luật Hành chính 3. Luật Dân sự và tố tụng dân sự 4. Luật Hình sự và tố tụng hình sự 5. Luật Kinh tế
2 Hình thức và điều kiện tuyển sinh
1. Hình thức tuyển sinh
- Đối tượng từ thạc sĩ: xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐHQGHN