tránh bị sửa đổi hay đọc lầm lẫn. Thập có còn nghĩa là những thứ lặt vặt. Một quyển sách cũng gọi là Thập. Do vậy, chữ Thập ở đây có nghĩa xưng tụng Ngài điều gì cũng biết, chẳng sót một điều nhỏ nhặt nào.
(Sớ: Theo Châu Lễ, chưởng quản ngôn ngữ bốn phương, mỗi phương đều có một chức quan. Viên quan trông nom việc giao tiếp bằng ngôn ngữ ở phương Bắc được gọi là Dịch. Nay kinh này từ phương Tây truyền sang mà gọi là Dịch vì chức quan ở phương Bắc vào đời Hán cũng thông thạo các ngôn ngữ ở phương Tây. Ngài Ma Đằng đến [Trung Hoa] đầu tiên [được vị quan ở phương Bắc tiếp đãi], nên nay vẫn gọi là Dịch).
Châu Lễ là tên một bộ sách. Lễ Kinh của Trung Quốc gồm có ba bộ: Châu Lễ, Nghi Lễ và Lễ Ký. Đây là ba bộ trong mười ba kinh (thập tam kinh) [của Nho gia]. Trong Châu Lễ, hiến pháp, chánh trị, điển chương, văn vật, chế độ đời Châu, đều được ghi chép trong ấy. Châu Lễ là trước tác của Châu Công, ý tưởng ấy (tức ý tưởng xây dựng một xã hội ổn định, bình trị) được thiết lập tận thiện tận mỹ. Tôi chưa đọc bộ sách này, tiên sinh Phương Đông Mỹ đã bảo tôi rất nhiều lần, sách này hay lắm! Ngài nói: “Rất nhiều bản hiến pháp của các quốc gia xưa nay, trong ngoài nước đều thua Châu Lễ. Nếu các đời vua cuối của nhà Châu tuân thủ làm theo giáo huấn trong bộ sách ấy, nhà Châu sẽ chẳng vong quốc”. Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại tồn tại lâu nhất là nhà Châu, tám trăm năm, người đời sau không tuân thủ bộ hiến pháp này, nên mới vong quốc. Phương tiên sinh hết sức tán thán bộ sách này, tôi chỉ đọc mấy thiên trong sách Lễ Ký.
Theo chế độ ấy, vị quan trông nom sự phiên dịch [ngôn ngữ] ở bốn phương có danh xưng khác nhau. Phương Bắc gọi là Dịch ( 委), phương Đông gọi là Ký (委), phương Nam gọi là Tượng (委), phương Tây gọi là Địch Đê (委委), danh xưng bất đồng, đều có ý nghĩa, nhưng công tác đều là phiên dịch. Kinh Phật đến từ phương Tây. Vào thời Hán, con đường Tơ Lụa15 là tuyến đường chính để từ Trung Quốc sang Tây Vực,