Quan hệ Campuchia-Việt Nam

Một phần của tài liệu BCA074 (Trang 29 - 31)

Chính phủ Việt Nam đã trao tặng quà viện trợ thiết bị y tế trị giá 7 tỷ VND cho Chính phủ và nhân dân Campuchia tại trụ sở Bộ Y tế Campuchia.

Một sự kiện đáng chú ý tại địa bàn Campuchia là việc Vietnam Airlines bán 49% cổ phần sở hữu trong liên doanh hãng hàng không quốc gia Campuchia là “Cambodia Angkor Air” (Chính phủ Campuchia sở hữu 51% trong liên doanh). Theo Tổng cục hàng không dân dụng Campuchia (SSCA), thương vụ này cũng bao gồm cả 5 chiếc máy bay A321 với tổng giá trị thanh khoản là 37 triệu USD. Trong báo cáo kiểm toán năm 2019, Vietnam Airlines giải thích lý do buộc hãng phải bán cổ phần trong Cambodia Angkor Air là từ nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh do sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường nội địa.

Sự kiện này cho thấy sự hiện diện của những doanh nghiệp Việt Nam lớn tại Campuchia đã bị thu hẹp đáng kể. Hiện ngoài công ty Viettel Cambodia (Metfone thuộc

Tập đoàn Viettel) tiếp tục kinh doanh có lãi tại thị trường Campuchia, Việt Nam chỉ còn vài doanh nghiệp lớn đáng kể khác như Tập đoàn Cao su, Angkormilk (Vinamilk) và một số ngân hàng như BIDV, Sacombank, Agribank, SHB, MB.

Tình hình người gốc Việt tại Campuchia

Về vấn đề đưa các làng nổi của người Việt lên bờ, theo báo cáo năm 2019 của Hội Khmer-Việt Nam, chính quyền tỉnh Kampong Chhnang tiếp tục thực hiện kế hoạch di dời bà con gốc Việt ở tất cả các thành phố, huyện trực thuộc tỉnh này. Cho tới nay, bà con ở thành phố Kampong Chhnang vẫn gặp nhiều khó khăn do phải thuê nhà ở tạm. Chính quyền Phnom Penh đã kiểm tra, xem xét việc thực hiện dự án di dời khoảng 350 hộ gia đình gốc Việt ở ấp Chroy Ampil, phường Kbal Koh, quận Chbar Ampov. Tương tự, kế hoạch di dời tất cả các nhà bè, bè cá ở cả 5 quận thuộc Phnom Penh gồm: Chroy Changvar, Prek Pnov, Russey Keo, Chbbar Ampov và Mean Chey.

TÌNH HÌNH PHÁP QUÝ I/2020TTXVN (Paris)TTXVN (Paris)

I.Tình hình trong nước

Pháp là một trong những nước đang phải chịu hậu quả nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19. Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào giữa tháng 2 trên đất Pháp là du khách Trung Quốc. Ca bệnh đầu tiên tử vong tại Pháp cũng là một du khách Trung Quốc 80 tuổi. Xã hội Pháp chỉ thực sự quan tâm đến đại dịch khi bệnh nhân quốc tịch Pháp đầu tiên, một giáo viên 60 tuổi ở tỉnh Oise, tử vong ngày 26/2.

Cuộc sống của người dân Pháp đã thay đổi rất nhiều trong “cuộc chiến” chống lại virus SARS-CoV-2, “một kẻ thù vô hình, khó nắm bắt” như lời Tổng thống Emmanuel Macron. Emmanuel Macron đã có 3 bài phát biểu trên truyền hình trong vòng một tháng. Các bài phát biểu đều phá vỡ kỷ lục về lượng khán giả theo dõi, lần sau cao hơn lần trước, với những con số lần lượt là 25 triệu, 35 triệu và 36,7 triệu người xem. Tiêu đề 3 bài phát biểu lần lượt là Các trường học đóng cửa cho đến khi có thông báo mới”, “Chúng ta đang trong cuộc chiếnvà“Hy vọng trở lại, nhưng thành công chưa đến”.

Trong bài phát biểu thứ ba vào tối 13/4, Tổng thống Pháp tuyên bố: “Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất vẫn phải tiếp tục cho đến ngày 11/5”. Dự kiến, từ ngày 11/5, các trường học từ nhà trẻ đến trung học, sẽ dần mở cửa trở lại tùy tình hình trong từng khu vực. Tuy nhiên, trường đại học và những nơi tập trung đông người như nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà hát, bảo tàng vẫn tiếp tục đóng cửa. Các lễ hội tiếp tục bị hoãn ít nhất đến giữa tháng 7. Tạm thời chưa xác định thời hạn mở cửa biên giới với các nước ngoài châu Âu.

Kịch bản y tế sau dỡ bỏ phong tỏa

Từ 11/5, Pháp sẽ bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc, tuy nhiên, việc dỡ bỏ phong tỏa phải được thực hiện từng bước một để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Các

chuyên gia y tế nhấn mạnh sự cần thiết phải nắm bắt được số người đã miễn dịch và có thể đối mặt với virus corona. Giải pháp duy nhất để biết số người này là thực hiện các chiến dịch sàng lọc huyết thanh quy mô lớn. Đây là những xét nghiệm phát hiện sự hiện diện của kháng thể. Vì không thể kiểm tra tất cả mọi người, các nhà khoa học Pháp dự kiến xét nghiệm các mẫu đại diện theo độ tuổi, theo khu vực địa lý, cũng như tập trung vào các nhóm nguy cơ cao.

Gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp 100 tỷ euro

Tác động do COVID-19 gây ra đè nặng lên nền kinh tế Pháp. Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire nêu lên khả năng tổng sản phẩm nội địa (GDP) giảm 8% cho cả năm 2020. Trong bối cảnh đó, Paris quyết định tăng khoản hỗ trợ kinh tế khẩn cấp lên 100 tỷ euro, thay vì 45 tỷ euro như kế hoạch ban đầu. Dự kiến, 20 tỷ euro được tài trợ cho việc giữ lực lương lao động theo chế độ "thất nghiệp một phần", đồng thời hoãn thời hạn các doanh nghiệp phải nộp thuế và đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội. Khoảng 7 tỷ euro được dành để tài trợ các bệnh viện đang phải đối đầu với COVID-19. Bên cạnh đó, Paris còn đứng ra bảo đảm đến 1.000 tỷ euro tín dụng ngân hàng cho các công ty nhỏ và rất nhỏ.

Một phần của tài liệu BCA074 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w