NGUYÊN TẮC CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu 201947164351.DOC (Trang 54 - 59)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ)

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch thi nâng ngạch công chức

1. Trong các kỳ thi nâng ngạch chưa đủ điều kiện thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, số người được cử đi dự không được nhiều hơn so với số chỉ tiêu thi nâng ngạch được Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt theo thẩm quyền.

2. Chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hàng năm, cơ quan quản lý công chức phải có văn bản báo cáo về số lượng công chức hiện có theo từng ngạch công chức và đăng ký nhu cầu cử công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch đối với từng ngạch công chức theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để phê duyệt chỉ tiêu và thống nhất kế hoạch thực hiện theo thẩm quyền.

Điều 2. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch

Công chức đăng ký dự thi nâng ngạch phải bảo đảm có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

1. Được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 (ba) năm liên tục, tính đến năm trước liền kề của năm đăng ký dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;

2. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

3. Có đủ các tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ, các đề án, công trình theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi;

4. Điều kiện về thời gian giữ ngạch và hệ số lương:

Căn cứ vào thời gian giữ ngạch và căn cứ vào hệ số lương hiện hưởng của công chức theo bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang), quy định điều kiện về thời gian giữ ngạch và hệ số lương để công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch đối với các kỳ thi chưa đủ điều kiện tổ chức theo chuyên tắc cạnh tranh như sau:

a) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương: - Thời gian giữ ngạch: có thời gian giữ ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có thời gian công tác ở ngạch công chức hiện giữ từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch;

- Hệ số lương: không quy định điều kiện về hệ số lương;

b) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương: - Thời gian giữ ngạch: có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có thời gian công tác ở ngạch công chức hiện giữ từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch;

- Hệ số lương: đạt hệ số lương từ 3,66 trở lên nếu dự thi vào các ngạch công chức xếp lương theo nhóm 1 (A2.1); đạt hệ số lương từ 3,33 trở lên nếu dự thi vào các ngạch công chức xếp lương theo nhóm 2 (A2.2);

c) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: - Thời gian giữ ngạch: có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó phải có thời gian công tác ở ngạch công chức hiện giữ từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch;

- Hệ số lương: đạt hệ số lương từ 5,42 trở lên nếu dự thi vào các ngạch công chức xếp lương theo nhóm 1 (A3.1); đạt hệ số lương từ 5,02 trở lên nếu dự thi vào các ngạch công chức xếp lương theo nhóm 2 (A3.2).

Điều 3. Cử công chức dự thi nâng ngạch

1. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương: Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch trong phạm vi chỉ tiêu thi nâng ngạch đã được Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm và trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

2. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương: a) Căn cứ thông báo của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định cử công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch trong phạm vi chỉ tiêu thi nâng ngạch đã được Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm và trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức;

b) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có văn bản cử công chức dự thi nâng ngạch kèm theo danh sách công chức theo mẫu số 4 ban hành kèm

theo Thông tư này, gủi cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch và chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn, điều kiện của công chức dự thi nâng ngạch.

3. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: a) Căn cứ thông báo của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định cử công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch trong phạm vi chỉ tiêu thi nâng ngạch đã được Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm và trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức;

b) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có văn bản cử công chức dự thi nâng ngạch kèm theo hồ sơ đăng ký dự thi và danh sách cụ thể từng công chức theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Bộ Nội vụ, hoặc Ban Tổ chức Trung ương để quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch theo thẩm quyền.

Điều 4. Nội dung, hình thức thi nâng ngạch

1. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên cán sự hoặc tương đương:

a) Môn kiến thức chung: thi viết về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực của ngạch dự thi. Thời gian thi đối với kỳ thi nâng ngạch công chức hành chính là 90 phút; đối với kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành là 60 phút;

b) Môn chuyên môn, nghiệp vụ: đối với kỳ thi nâng ngạch công chức hành chính thi trắc nghiệm thời gian 30 phút; đối với kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành, thi viết, thời gian là 90 phút;

c) Môn ngoại ngữ: thi viết để kiểm tra về các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ A (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc). Thời gian thi là 60 phút (nếu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ);

d) Môn tin học văn phòng: thi trắc nghiệm hoặc thi thực hành trên máy về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet. Thời gian thi là 30 phút (nếu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi yêu cầu phải có trình độ tin học).

2. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên hoặc tương đương:

a) Môn kiến thức chung: thi viết về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực của ngạch dự thi. Thời gian thi đối với kỳ thi nâng ngạch công chức hành chính là 120 phút; đối với kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành là 90 phút;

b) Môn chuyên môn, nghiệp vụ: đối với kỳ thi nâng ngạch công chức hành chính thi trắc nghiệm thời gian 30 phút; đối với kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành, thi viết, thời gian là 120 phút;

c) Môn ngoại ngữ: thi viết để kiểm tra về các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ B (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc). Thời gian thi là 60 phút;

d) Môn tin học văn phòng: thi trắc nghiệm hoặc thi thực hành trên máy về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet. Thời gian thi là 30 phút.

3. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương: a) Môn kiến thức chung: thi viết về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực của ngạch dự thi. Thời gian thi đối với kỳ thi nâng ngạch công chức hành chính là 180 phút; đối với kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành là 120 phút;

b) Môn chuyên môn, nghiệp vụ: đối với kỳ thi nâng ngạch công chức hành chính, thi trắc nghiệm, thời gian thi là 45 phút; đối với kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành, thi viết, thời gian là 180 phút;

c) Môn ngoại ngữ: thi viết để kiểm tra về các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ B (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc). Thời gian thi là 90 phút;

d) Môn tin học văn phòng: thi trắc nghiệm hoặc thi thực hành trên máy về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet. Thời gian thi là 45 phút.

4. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: a) Môn kiến thức chung: thi viết về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực của ngạch dự thi. Thời gian thi là 180 phút;

b) Môn chuyên môn, nghiệp vụ: thi viết đề án và bảo vệ đề án theo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi. Thời gian thi viết đề án trong 01 ngày và thời gian bảo vệ đề án là 30 phút đối với mỗi người;

c) Môn ngoại ngữ: thi viết để kiểm tra về các kỹ năng đọc hiểu, viết, nghe và phỏng vấn để kiểm tra kỹ năng nói ở trình độ C (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc). Thời gian thi viết là 90 phút và thời gian phỏng vấn là 15 phút đối với mỗi người;

d) Môn tin học văn phòng: thi trắc nghiệm hoặc thi thực hành trên máy về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng

Điều 5. Điều kiện miễn một số môn thi trong kỳ thi nâng ngạch

1. Đối với các kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính hoặc tương đương:

a) Miễn thi môn ngoại ngữ đối với trường hợp khi có một trong các điều kiện sau:

- Công chức tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tổ chức thi nâng ngạch có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ; - Công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền;

- Công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

- Công chức có bằng tốt nghiệp thứ hai là bằng ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi;

- Công chức có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

b) Miễn thi môn tin học đối với công chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

2. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: a) Miễn thi môn ngoại ngữ đối với trường hợp khi có một trong các điều kiện sau:

- Công chức có bằng đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ;

- Công chức tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

b) Miễn thi môn tin học đối với công chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

Điều 6. Thang điểm và nguyên tắc xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch

1. Mỗi bài thi được chấm theo thang điểm 100.

2. Người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch là người phải thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy định và có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 55 điểm trở lên.

Mẫu số 1

Tên Bộ, ngành, địa phương: ………..

Một phần của tài liệu 201947164351.DOC (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w