Quy trình vệ sinh, phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại thịt lợn cù trung lai, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 41 - 46)

3.4.2.1. Vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng quyết định đến sự thành bại trong chăn nuôi. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì số lượng lợn ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn và ngược lại. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, đã thực hiện tốt các công việc như:

* Làm hàng ngày – Sáng sớm

Khi vào chuồng kiểm tra các máng ăn, nếu thức ăn ở các máng không ăn hết thì san cám cho các máng khác trong chuồng để cho lợn ăn hết lượng thức ăn bữa trước.

Kiểm tra, quan sát xem lợn có vấn đề gì sẩy ra để sử lý. Tháo cống thoát nước và quét nền chuồng.

Đẩy máng và thay nước sạch cho lợn. Cho lợn ăn

Kiểm tra hệ thống điện, quạt, dàn mát và sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả các thiết bị trong chuồng và điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng thích hợp.

Điều trị bệnh cho lợn như: Tiêu chảy, ho, viêm da, viêm khớp, tách lợn vào các ô (khi lợn còn bé).

Đẩy lại chất thải trên nền chuồng Phun sát trùng quanh chuồng – Chiều

Kiểm tra nhiệt độ trong chuồng. Đẩy chất thải xuống máng nước Vệ sinh máng ăn

Cho lợn ăn.

Đẩy máng và thay nước sạch cho lợn. Quét hàng lang Điều trỉnh hệ thống quạt, dàn mát thích hợp. Bảng 3.3. Lịch sát trùng tại trại Công việc Pha thuốc khử trùng Phun sát trùng

Vệ sinh kho chứa thức ăn Quét hành lang chuồng

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide (Apa clean) 2 lần/ngày, pha với tỷ lệ 1/300 lít nước sát trùng trong chuồng, pha tỷ lệ 1/400 lít để nhúng chân, phun xe, ngâm quần áo.

Bảng 3.4. Tiêu chuẩn nhiệt độ, tốc độ gió, mức nước máng đằm

Tuần tuổi 3 4 5 6 7 8 9 ≥ 10

Theo dõi và kiểm tra sức khỏe đàn trước khi đến lịch tiêm vắc xin 1 tuần: Lượng thức ăn thu nhận thực tế hàng ngày, biểu hiện lâm sàng.

Kiểm tra lịch tiêm phòng dự kiến, sau đó lập kế hoạch cho ngày tiêm về số lượng, nhân lực....

Thủ kho bảo quản vắc xin khi xuất vắc xin cần tuân thủ đúng quy định về bảo quản vắc xin, ghi chép lại đầy đủ thông tin về: Tên vắc xin, số lượng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đơn vị chuồng tiêm... vào sổ theo dõi của tủ vắc xin.

Thời gian tiêm: Mùa hè tiêm ở thời điểm mát mẻ vào đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều trong ngày. Mùa đông tiêm ở thời điểm ấm vào khoảng 10h trưa hoặc đầu giờ chiều.

Tách lọc, đánh dấu và ghi chép những lợn yếu để tiêm bổ sung sau khi sức khỏe hồi phục.

Bổ sung vitamin C cho đàn lợn có kế hoạch tiêm TRƯỚC – TRONG – SAU khi tiêm.

Trước khi tiêm vắc xin 2 tiếng phải khóa máng ăn tránh tình trạng để lợn ăn no khi tiêm. Tiêm xong phải mở máng thức ăn cho lợn ăn trở lại ngay.

Quy định phải bắt ôm lợn con khi tiêm vắc xin tiêm (áp dụng đối với cả 2 mũi vắc xin).

Về cỡ kim phải đúng theo quy định với từng độ tuổi. Tối đa 1 kim tiêm dùng cho 1 ô.

Vắc xin bỏ ra khỏi tủ bảo quản mang đến đơn vị chuồng nuôi để tiêm tối đa thời gian là 30 phút.

Thời gian tối đa của vắc xin từ khi bỏ trong tủ bảo quản ra đến khi tiêm xong là 2 tiếng.

Trước khi tiêm phải kiểm tra lại nhiệt độ tủ bảo quản chắc chắn vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ chuẩn từ 2 – 8oC.

Sau khi tiêm vắc xin xong phải phun sát trùng tổng thể trong và ngoài chuồng nuôi vì đối với 1 số loại vắc xin sống khi tiêm bị rơi vãi ra bên ngoài chuồng nuôi sẽ tăng cường độc lực gây bùng phát bệnh nghiêm trọng.

Sau khi tiêm xong phải chỉ định rõ ràng người phụ trách việc xử lý dụng cụ tiêm và vỏ lọ vắc xin: Xylanh và kim tiêm bắt buộc phải được luộc chín. Vỏ lọ vắc xin phải được dùng nước sát trùng bơm vào bên trong trước khi trả lại kho để vỏ chai.

Tiêm vắc xin theo đúng lịch. Nếu trong trường hợp tiêm sai lịch Trưởng trại phải có bảng giải trình chi tiết lý do. Thời gian tiêm thực tế so với lịch dự kiến không được cách nhau quá 3 ngày.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn, ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Tuần tuổi (ngày) 4 (22 – 28) 7 (42 – 49) 8 (50 – 56) 14 (92 – 98)

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại thịt lợn cù trung lai, huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w