Một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chốngma túy của sinh viên trường đại học luật hà nội (Trang 38 - 40)

II. NỘI DUNG

4. Một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng

Thứ nhất là tự nâng cao nhận thức của bản thân. Ý thức luôn là cái đi đầu

khi nói đến một xã hội văn minh. Hơn thế nữa, dù có nhận thức tốt những quy định của pháp luật về phòng chống ma túy mà không có ý thức trong việc thực

hiện pháp luật thì việc nhận thức của cá nhân, hay việc tuyên truyền, giáo dục của các cá nhân, tổ chức khác cũng là vô nghĩa. Vì vậy, việc đơn giản nhất để nâng cao nhận thức của bản thân về pháp luật phòng chống ma túy là tự mình nâng cao ý thức của chính mình, tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Có như vậy, mới có đủ tư cách để đi tuyên truyền với mọi người xung quanh.

Thứ hai là nhà trường có thể đưa pháp luật về ma túy thành một môn học

trong chương trình đào tạo hay nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này. Như vậy sẽ kích thích khả năng tự nghiên cứu tìm hiểu của sinh viên, đồng thời, dưới sự hướng dẫn, định hướng của thầy cô, sinh viên cũng sẽ có định hướng chuẩn mực chính xác hơn, hiểu sâu rộng hơn. Qua khảo sát ở câu hỏi số 8, có thể thấy, nhiều sinh viên đồng tình với phương án đưa thể đưa pháp luật về ma túy thành một môn học trong chương trình đào tạo (tỷ lệ đồng tình chiếm 56%).

Thứ ba là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sân chơi cho sinh

viên về phòng chống ma túy bằng nhiều hình thức, phương pháp gắn liền với thực tiễn. Mà cụ thể phải thay đổi nội dung, mô tuýp các chương trình một cách mới mẻ, hiện đại, tránh cứng nhắc, nhàm chán như: tổ chức các chương trình gameshow, trò chơi qua đó tuyên truyền về pháp luật nói chung và pháp luật về phòng chống ma túy nói riêng, qua đó nâng cao khả năng nhận thức và hành động. Hay thay vì tổ chức các buổi tranh luận, trao đổi khô khan có thể tổ chức các phiên tòa giả định (thông qua đó, sinh viên có cái nhìn thực tế hơn đối với vấn đề phòng chống ma túy và có thể học hỏi, trao đổi một các hiệu quả hơn). Đây là một biện pháp hữu ích và cần được đẩy mạnh hơn vì có đến 81% sinh viên được hỏi không biết đến các hoạt động của trường có liên quan nên không tham gia và 21% sinh viên tuy có nghe giới thiệu nhưng cũng không tham gia.

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chốngma túy của sinh viên trường đại học luật hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)