5. Giới thiệu kết cấu đề tài
2.1 Những vướng mắt trong pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng không ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay về cả phương diện pháp lý và kinh tế, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không chưa nhận được nhiều quan tâm từ các nhà làm luật và giới đầu tư Việt Nam. Các kiến thức pháp lý cơ bản chưa được phổ biến rộng rãi. Vẫn còn một số những vướng mắt trong pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Thứ nhất, việc áp dụng luật điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng vận chuyển, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chưa được quy định rõ ràng trong pháp luật về hàng không của Việt Nam. Điều này thể hiện rõ trong Bộ luật Dân sự về bồi thường do vận chuyển chậm. Trong Bộ luật Dân sự chỉ quy định hai loại trách nhiệm bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần, không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm. Như vậy khi nảy sinh các vấn đề về thiệt hại với hàng hóa dẫn đến tranh chấp, sẽ có mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên trong hợp đồng.
Ngoài ra còn có các vướng mắt về trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bộ luật Dân sự quy định về các trường hợp người vận chuyển được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa thoả đáng. Trong vận chuyển hàng hoá, ngoài trường hợp bất khả kháng như trong Bộ luật Dân sự đã nêu, Luật Hàng không dân dụng còn quy định các trường hợp được miễn khác: do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật của hàng hóa, do lỗi của người gửi hàng về đóng gói. Những quy định này gần
như hợp lý đối với tất cả các loại hình vận chuyển. Như vậy Bộ luật Dân sự cần bổ sung quy định cụ thể để tránh xung đột, hoặc bổ sung quy định “các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, giới hạn trách nhiệm dân sự của người vận chuyển là quy định có ở tất cả các luật chuyên ngành về vận tải, tuy nhiên chưa thấy đề cập trong Bộ luật Dân sự. Điều này cũng sẽ tạo khó khăn đối với các bên tham gia hợp đồng khi xảy ra tranh chấp.
Thứ hai, nhiều công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia nhưng không được công bố hay dịch thuật ra tiếng Việt và phổ biến công khai. Sau đây là bản tự dịch sang tiếng Việt của nghị định thư Montreal. Tuy nhiên vẫn chưa được công bố bảng dịch ở Việt Nam.
Nghị định thư Montreal (29/9/1995)
Ngày Việt Nam đồng ý: 1/5/2000. Ngày Việt Nam công bố: Không có.
Nội dung: Quyết định cung cấp Công ước Chicago bằng tiếng Ả Rập đã được thực hiện bởi sự đồng thuận của các Quốc gia ký kết tham dự Đại hội đồng lần thứ 31 năm 1995. Tính khả dụng của văn bản xác thực bằng tiếng Ả Rập của Công ước Chicago cũng như sự sẵn có của 18 Phụ lục, bằng tiếng Ả Rập, thúc đẩy an toàn bằng cách tăng khả năng tiếp cận văn bản cho một phần lớn dân số thế giới.
Hiệu lực của nghị định thư: Nghị định thư sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi sau khi mười hai quốc gia kí nó mà không cần bảo lưu về việc chấp nhận hoặc chấp nhận nó và sau khi Nghị định thư có hiệu lực liên quan đến việc sửa đổi Công ước về hang không dân dụng quốc tế Hàng không được ký vào ngày 29 tháng 9 năm 1995, trong đó quy định rằng văn bản của Công ước trong Ngôn ngữ Ả Rập có tính xác thực như nhau.
Thứ ba, các công ước và nghị định thư về hàng không đã được sửa đổi và bổ sung khá nhiều lần, việc áp dụng nó càng trở nên phức tạp hơn.
Kể từ khi Công ước Warsaw có hiệu lực vào năm 1929. Vào ngày 13 tháng 2 năm 1933, các điều khoản của nó đã trở thành chủ đề của sự chỉ trích và sửa đổi. Nhưng sự không hài lòng ngày càng tăng với việc đưa ra các hạn chế tiền tệ chặt chẽ về số lượng trách nhiệm để hỗ trợ hàng không dân dụng quốc tế ngày càng tăng, cũng như cơ hội cho hãng vận tải.
Nghị định thư Hague 1955
Kể từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã bắt đầu một chiến dịch nhằm tăng trách nhiệm của các công ty hàng không vì đã gây tổn hại cơ thể cho hành khách và thiệt hại hoặc mất hàng hóa. Nghị định thư này đã thực hiện các sửa đổi chính thức đầu tiên đối với Công ước Warsaw về việc thống nhất một số quy tắc vận tải hàng không quốc tế.
Công ước Montreal 1966
Không hài lòng với giới hạn bồi thường thấp, Hoa Kỳ đã không phê chuẩn Nghị định thư Hague và khởi xướng ký kết năm 1966 của Thỏa thuận Montreal giữa các hãng vận chuyển các chuyến bay đến hoặc từ Hoa Kỳ và Cơ quan Hàng không Dân dụng Hoa Kỳ.
Cho đến năm 1975, tổng cộng có bốn Nghị định thư Montreal đã được ký kết, thực hiện các thay đổi và bổ sung cho các quy định của Công ước Warsaw về vận tải hàng không quốc tế. Họ đã thay đổi các tiêu chuẩn cho ghi chú lô hàng, thay thế tiêu chuẩn vàng bằng tiêu chuẩn SDR cho mục đích tính toán giới hạn trách nhiệm chung và tăng giới hạn bồi thường tối đa lên 100.000 đô la.
Nỗ lực hiện đại hóa Công ước Warsaw vào những năm 1990
Trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX, một số nỗ lực đã được thực hiện để hiện đại hóa hệ thống Warsaw và tăng trách nhiệm của các hãng hàng không. Một số sáng kiến quốc gia để sửa đổi luật hàng không trong nước đã đẩy nhanh quá trình này. Ủy ban Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 3 năm 1996 đã trình Nghị quyết của Hội đồng về trách nhiệm của các hãng hàng không. Nó đã được đề xuất để tăng
các giới hạn bồi thường và loại trừ bất kỳ giới hạn trách nhiệm nào nếu lỗi của hãng hàng không trong vụ việc được chứng minh.
Thứ tư, các thông tin liên quan về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn còn hạn chế và không được cập nhật đầy đủ trên các trang mạng.Vì vậy, việc tìm hiểu về loại hợp đồng này còn gặp rất nhiều khó khăn.