5. Kết cấu của đề tài:
3.4. xuất chiến lược cho người dân ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu
Ứng phó với biến đổi khí hậu là một quá trình liên tục, lâu dài và phải có sự huy động tổng hợp các nguồn lực khác nhau. Các nguồn lực có thể từ mỗi cá nhân, từ các hộ gia đình, các công đồng hoặc cả quốc gia bao gồm:
5 nguồn lực chính ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu:
▪ Tự nhiên: đất đai, nguồn nước, rừng xanh, đa dạng sinh học, ...
▪ Con người: nguồn lao động, tri thức, kỷ năng cộng đồng, ...
▪ Xã hội: thể chế, chính sách, tổ chức, đoàn thể, ...
▪ Vật chất: cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, trang thiết bị, ...
▪ Tài chính: kinh phí, tài trợ, nguồn vốn, tín dụng
Qua các kết quả vấn, khảo sát thực địa thì cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk cần tập trung vào điều chỉnh các dự án hiện tại và các hoạt động, giải pháp mới để hỗ trợ thích ứng khí hậu.
Chuyển đổi cơ cấu việc làm sang đi làm thuê, buôn trái cây, làm thủ công (đan rổ, tre, …) Tạo nguồn thu nhập thay thế cho người dân trong vùng, giảm việc khai thác rừng, làm giảm tác động của mất mùa, hạn hán, lũ lụt, thay đổi nhiệt độ bất thường, hay lượng mưa giảm.
Bảo vệ rừng, siết chặt công tác quản lý rừng, áp dụng các giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng, quản lý hệ thống thủy lợi, thoát nước lũ, bảo tồn đa dạng sinh học. Diện tích rừng đang bị thu hẹp do tình trạng khai thác trái phép; người dân không phản ánh nhiều về vấn đề môi trường do chưa nhận thức được những tác hại trực tiếp của môi trường bị phá hủy. Vấn đề môi trường và bảo vệ chưa đi vào nhận thức của người dân mặc dù họ đang chịu ảnh hưởng của môi trường hằng ngày. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế vì khả năng tiếp cận mới công nghệ mới của người dân còn rất hạn chế. Tuy nhiên, do có sự phá rừng và giảm số lượng cây có sẵn để sản xuất than, bán gỗ quý, đông vật hoang dã,… lợi ích từ các hoạt động sinh kế này rất cao nên đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái rừng.
Cần có các hoạt động hỗ trợ cho việc thích nghi hiệu quả ứng phó biến đổi khí hậu như tăng cường năng lực cộng đồng, điều chỉnh sản xuất, lịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý, chuyển đổi nghề, di dời dân cư hợp lý,…
Tóm lại, các biện pháp để người dân ứng phó, sống chung với biến đổi khí hậu thường mang tính tự phát hoặc chọn lọc theo tình thế nhằm giảm thiểu tác động và thích nghi với tự nhiên.
Cộng đồng dân tộc thiểu số cần được hỗ trợ để có khả năng sử dụng các kỹ thuật và công nghệ bản địa truyền thống, đồng thời được tiếp cận các công nghệ và kỹ thuật mới từ cộng đồng quốc tế để phát triển sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Trong những năm gần đây biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta – những người sống trên Trái Đất này. Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả cho để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5 – 20% GDP mỗi năm, trong đó phải chi trả và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển.
Biến đổi khí hậu gây nguy hại cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn cầu. Cộng đồng dân tộc thiểu số là đối tượng dễ bị tác động và chịu tổn thất nặng nề nhất của biến đổi khí hậu về kinh tế, sức khỏe, đời sống tinh thần, văn hóa,…Cộng đồng dân tộc thiểu số cần có các chính sách hỗ trợ làm thế nào để thích ứng với biến đổi khí hậu đảm bảo sinh kế bền vững.
Kết hợp kiến thức và kinh nghiệm của cộng đồng khi giải quyết thích ứng biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng. Sử dụng tốt kinh nghiệm của cộng đồng trong thích ứng biến đổi khí hậu, chính sách lâu dài quản lý phù hợp để đảm bảo hiệu quả và phổ biến rộng rãi, trao đổi kinh nghiệm thích ứng giữa các cộng đồng. Nâng cao năng lực thích ứng thông qua nâng cao nhận thức về lợi ích cũng như kế hoạch phù hợp trong việc thay đổi nguồn sinh kế, ít phụ phụ vào tự nhiên để thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng một khung chính sách phù hợp để tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng đảm bảo sinh kế người nông dân. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết về các điều kiện tự nhiên, môi trường xung quanhm khí hậu thời tiết đó là một phần biến đổi khí hậu, sự hiểu biết về cách thức mà tự nhiên đem lại và các cộngđồng thích ứng khi các sự kiện biến đổi khí hậu xảy ra.
Với những hậu quả, tác động mà biến đổi khí hậu gây ra cho chúng ta, em hy vọng rằng trong một tương lai không xa, biến đổi khí hậu ở toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ có những chuyển biến tích cực. Hệ thống khí hậu sẽ dần được phục hồi và ổn định. Chúng ta phải chung tay, góp phần tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ hơn về thảm họa của biến đổi khí hậu. Chúng ta hãy trân trọng, hãy yêu quý cuộc sống hôm nay và thế hệ mai sau.
Kiến nghị
Khuyến nghị được đưa ra là cần tổ chức các buổi tham vấn hiểu sâu về cộng đồng khi thực hiện dự án tại khu vực, có chương trình kế hoạch để hỗ trợ cộng đồng trong hiện tại và tương lai. Cần tiếp tục phát triển hướng đi này là cần thiết để làm rõ tính bền vững của chiến lược giảm nhẹ và thích ứng hiện nay liên quan đến cácđiều kiện tự nhiên và các hoạch định chính
sách mới để tăng khả năng làm chủ nguồn sinh kế không phụ thuộc vào tự nhiên theo các kịch bản khí hậu khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1]. Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2012.
[2]. Trường, B.T.N.M., Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.2008.
[3]. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK, Báo cáo cuối cùng: Chiến lược phát triển Tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột, 2011.
[4]. Nguyễn Thuận, Đắk Lắk: Biến đổi khí hậu - Mối hiểm họa của ngành nông nghiệp http://www.monre.gov.vn/, 2012.
[5]. Đài KTTV tỉnh Đắk Lắk, Cảnh báo nắng nóng trên khu vực tỉnh Đắk Lắk, 11/04/2018. Truy xuất từ https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/kho-han-o-dak-lak-ngay- cang-khoc-liet-454968/
[6]. Nguyễn Đức Ngữ, 2008, Biến đổi khí hậu.
[7]. Lê Anh Tuấn (2014). Kiến thức tổng quát về BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NXB AFAP - DRAGON. Truy xuất từ
https://www.researchgate.net/publication/270956711_Sach_Pho_thong_Kien_thuc_T ong_quat_ve_Bien_doi_Khi_hau
[8]. Hoàng Thị Huyền Trang (2013). Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến an
ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk, Thạc sỹ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TPHCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN.
[9]. Đỗ Ngọc Tiến, 2009. Tư liệu địa lý Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội.
[10]. KS Nguyễn Văn Huy, Trung tâm Khí thủy văn tỉnh Kon Tum.Truy xuất từ
http://www.moitruongdothidaklak.com.vn/t.aspx?id=634
[11]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam, NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
[12]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi Trường (2011). Đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, NXB Tài Nguyên-Môi
Trường và Bản đồ Việt Nam.
TIẾNG ANH