TTXVN (Cairo) - Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang xung đột quân sự trực tiếp với chính phủ Syria lần đầu tiên kể từ năm 2011. Đây là điều mà ít người ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể hình dung được. Kế hoạch của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ là gì sau quyết định đưa quân đội tiến sâu vào tỉnh Idlib phía Bắc Syria. Vì sao nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng mạo hiểm với Nga - đồng minh thân cận của chính quyền Damascus, thậm chí đứng trước nguy cơ nổ ra một cuộc đối đầu quân sự toàn diện với Moskva?
Theo bài phân tích mới đây trên mạng tin Arab News, Thổ Nhĩ Kỳ đã gánh chịu những tổn thất nặng nề ở Syria trong tuần qua, khi phải hứng chịu đợt không kích của các lực lượng chính phủ Syria nhằm vào vị trí phía Nam các trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Idlib, khiến ít nhất 34 binh sĩ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Đáp lại, Tổng thống Erdogan đã cho quân đội Syria 48 giờ để rút lui, đồng thời cam kết sẽ tiến
Nga Vladimir Putin không can thiệp và để quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh đối lập Syria của Ankara đối đấu với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong diễn biến gần đây, Ankara đã cử thêm quân và vũ trang hạng nặng tiến vào Idlib trong một chiến dịch mới có tên gọi “Lá chắn mùa Xuân”, dù mục tiêu của chiến dịch này vẫn là một ẩn số. Nhằm đáp trả động thái của chính phủ Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ hai máy bay của Syria trên bầu trời Idlib, trong khi chính quyền Damascus cũng tuyên bố đã bắn hạ ba máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến nay, Ankara đã sử dụng thành công máy bay không người lái và pháo binh để nhắm vào các vị trí của lực lượng chính phủ Syria, gây ra nhiều thương vong cho các lực lượng hậu thuẫn chính quyền Damascus.
Ngay khi chính phủ Syria thông báo đóng cửa không phận tại khu vực Idlib, Moskva đã cảnh báo rằng họ không thể đảm bảo sự an toàn của máy bay Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động trên lãnh thổ Syria. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã có phần bị lung lay sau khi quân đội Syria với sự yểm trợ của Nga bắt đầu một chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát các thị trấn ở tỉnh Idlib kể từ tháng 12/2019, khiến nỗ lực giảm leo thang căng thẳng giữa Ankara và Moskva theo thỏa thuận Sochi rơi vào “ngõ cụt”. Tổng thống Erdogan hẳn cảm thấy rất lo lắng khi chứng kiến quân đội Syria kiểm soát được nhiều thị trấn chiến lược, trong đó có Saraqeb, đồng thời gây tổn thất nặng nề cho các nhóm phiến quân đối lập mà cả Damascus và Moskva đều coi là khủng bố. Phía Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã không thực thi thỏa thuận trước đó, tách lực lượng đối lập ôn hòa khỏi những phần tử thánh chiến Hayat Tahrir Al-Sham, có tên gọi trước đây là Mặt trận Al-Nusra.
Chiến dịch tấn công Idlib của chính quyền Damascus đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn, khi có hàng chục nghìn người Syria phải rời bỏ nhà cửa tìm nơi lánh nạn gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Ankara cho biết gần 1 triệu người Syria đã phải di dời từ hệ quả của cuộc tấn công này, đồng thời tuyên bố sẽ không tiếp nhận thêm người tị nạn.
Việc Tổng thống Putin từ chối thay đổi lập trường ủng hộ chính quyền Syria đã tạo ra mối quan hệ rạn nứt giữa Ankara và Moskva. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đẩy vào tình thế không thể lay chuyển tại Idlib. Ông buộc phải quay sang Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đề nghị hỗ trợ, cũng như yêu cầu Washington triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot dọc biên giới với Syria. Cho đến nay, Mỹ không đưa ra bất kỳ cam kết thực hiện nào và Tổng thống Erdogan cũng chỉ nhận được những lời hứa suông từ các đồng minh phương Tây của mình. Hệ quả là, Tổng thống Erdogan đe dọa sẽ để làn sóng người tị nạn mới tràn tới châu Âu, trong bối cảnh hàng chục nghìn người tị nạn đang tiến về biên giới Hy Lạp.
Có một điểm đáng chú ý là Tổng thống Putin ban đầu không ủng hộ việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp với Erdogan, song sau đó một hội nghị đa phương với Thổ Nhĩ Kỳ đã được lên kế hoạch tổ chức tại Moskva trong tuần này. Nhà lãnh đạo Nga cũng nhắc lại rằng quân đội Nga là lực lượng nước ngoài hợp pháp duy nhất trên lãnh thổ Syria sau khi nhận được lời đề nghị của chính quyền Damascus. Đây chính là câu trả lời
cho tuyên bố trước đó của Tổng thống Erdogan rằng Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện tại Syria dựa trên yêu cầu của người dân Syria.
Vị thế để “mặc cả” của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã có những chuyển biến trong vài ngày qua, khi quân đội nước này đã tiến sâu vào Idlib, song có thể đưa quỹ đạo Idlib vào trong tầm kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ hay không vẫn là một kết cục chưa rõ ràng. Nga đã cố gắng kiềm chế tham vọng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông Euphrates và giờ đây Ankara lại tiếp tục đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc đối đầu với Moskva ở Idlib. Cả hai bên đều không mong muốn một kết cục như vậy, song công bằng mà nói, việc Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép chính phủ Syria tiến gần hơn mục tiêu giải phóng toàn bộ lãnh thổ của mình là một hành động mang tính khiêu khích và có toan tính.
Tổng thống Erdogan chỉ còn vài đồng minh sau khi liên tục can thiệp vào tình hình Syria và Libya. Một số nhà quan sát cho rằng, ông Erdogan dường như đang bị lạc lối giữa tham vọng cá nhân và lợi ích quốc gia của người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu hàng đầu của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại là đẩy lùi quân đội chính phủ Syria và đạt được một lệnh ngừng bắn. Nhưng những diễn biến sau đó sẽ thế nào? Tìm cách thay đổi chế độ ở Damascus đã không còn là mục tiêu được Mỹ, châu Âu hay thậm chí là hầu hết các nước Arab tìm kiếm. Bản thân Nga cũng đang thúc đẩy một tiến trình chính trị cho Syria một khi chính quyền Damascus giải phóng toàn bộ lãnh thổ đất nước. Trong khi đó, kế hoạch “tất tay” của Tổng thống Erdogan đang ngăn chặn điều đó xảy ra.
Tuy nhiên, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đủ nguồn lực và khả năng để tham gia vào một cuộc chiến hao tiền tốn của ở Idlib, làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria, đồng thời có thể khiến Ankara thiệt hại nặng nề và làm xói mòn hơn nữa sự ủng hộ của người dân Thổ Nhĩ Kỳ? Điều quan trọng là Tổng thống Erdogan cần xác định lại các mục tiêu của mình ở Syria. Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của ông đang suy giảm vị thế lãnh đạo và sự ủng hộ từ trong nước. "Mặt trận Idlib" hoàn toàn có thể trở thành vũng lầy và khiến Tổng thống Erdogan bị cô lập hơn nữa.
Khi quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ "đạt tới giới hạn" ở Syria
TTXVN (New York) - Theo tạp chí National Interest ngày 3/3, đầu tháng 2 vừa qua, lần đầu tiên tại thành trì của phiến quân ở tỉnh Idlib, quân đội Syria đã tấn công trực diện các mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu diệt 8 binh sỹ nước này và các nhà thầu dân sự tại một trong những trạm quan sát mà Thổ Nhĩ Kỳ dựng lên để giám sát vùng đệm. Đó là một cú sốc đối với Ankara và ngay lập tức nước này đổ lỗi cho Nga, viện cớ rằng nếu không được sự cho phép của Moskva thì quân đội Syria không thể dám hành động mạnh tay như vậy. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erodgan sau đó đã ra tối hậu thư cho Syria để rút khỏi các trạm quan sát ở phía Nam của thành phố Idlib.
Điều gì đã xảy ra trong mối quan hệ đối tác chiến lược dường như đang phát triển giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ? Trước tiên, cần phải tìm hiểu vai trò của Idlib đối với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào? Bất chấp quan hệ đang tốt đẹp, Idlib vẫn luôn là điểm nhức nhối
vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát bao quanh bởi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây và lực lượng quân đội Syria đang tiến tới từ phía Nam và phía Đông. Khoảng 30 nghìn tay súng được cho là thành viên của tổ chức Salafi Hay’at Tahrir al-Sham (HTS). HTS có các tay súng từ các nhóm như Tiểu vương quốc Caucasus, Những binh sỹ Caucasus và Đảng Hồi giáo Turkistan, những người đến từ khu vực Trung Á và vùng Caucasus của Nga. Bị ám ảnh bởi kinh nghiệm đau thương hồi những năm 90 của thế kỷ trước khi các tay súng Chechen giết hại khoảng vài chục nghìn binh sỹ Nga, Moskva muốn làm mọi thứ để ngăn chặn những tay súng này xâm nhập lãnh thổ Nga. Năm 2015, Tổng thống Nga Putin nói:
“Có hơn 2 nghìn tay súng (một số người ước tính 4 nghìn) từ Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đang ở lãnh thổ Syria. Chúng ta đang đối mặt với nguy cơ bọn chúng quay trở lại Nga. Thay vì chờ đợi, tốt hơn chúng ta nên tiêu diệt bọn chúng ngay trên lãnh thổ Syria”. Vì vậy, tại Idlib, Nga đã vận dụng “Mô hình Grozny” nhằm tìm cách tránh một cuộc chiến tranh đô thị, thay vào đó sẽ tìm cách dội bom cường độ mạnh trên diện rộng. Những vụ đánh bom này đã gây ra những dòng người tị nạn tràn về phía Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đã có hơn 4 triệu người tị nạn Syria. Nói một cách đơn giản, Nga muốn loại bỏ các tay súng Chechen bằng mọi cách, còn Thổ Nhĩ Kỳ không muốn tiếp nhận thêm người tị nạn nào nữa.
Ngoài ra, vấn đề Idlib vẫn đang bế tắc. Các tuyến đường cao tốc chiến lược M4 và M5, đi qua Idlib, có ý nghĩa sống còn với Nga và Syria. Kiểm soát toàn bộ những tuyến đường này sẽ đem lại những lợi ích chiến lược về mặt hậu cần cho Nga vì nó kết nối căn cứ Khmeimim của Nga ở Latakia trên bờ biển Địa Trung Hải với các binh sỹ Nga ở phía Bắc Syria. Hơn nữa, trong hoàn cảnh cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng ở Syria, chế độ Assad coi việc tiếp cận khu vực Allepo màu mỡ thông qua những tuyến cao tốc này có ý nghĩa sống còn. Chính những điều này đã hối thúc chế độ Syria, với sự hậu thuẫn của Nga, tìm mọi cách kiểm soát các tuyến đường M4, M5 với 3 trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ bao quanh. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao bây giờ quân đội Syria lại tấn công vào các binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ? Một trong những điều được coi là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới cuộc tấn công là việc cáo buộc các lực lượng ủy nhiệm thân Thổ Nhĩ Kỳ giết hại 4 nhân viên Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) ở khu vực Tây Bắc Aleppo ngày 1/2. Idlib đã biến thành một nồi áp suất vừa phát nổ, đe dọa quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2015, các nhu cầu chiến lược của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến hai nước này xích lại với nhau. Cảm thấy bị đe dọa bởi sự ủng hộ của Mỹ đối với Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG), Ankara đã quay sang nhờ sự giúp đỡ của Moskva. Ông Putin đã lợi dụng nhu cầu an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ với hy vọng sẽ làm suy yếu sự hiện diện của Mỹ ở Syria. Quan hệ Nga-Thổ đã phát triển thân mật đến mức nhiều người ở phương Tây bắt đầu hoài nghi về tư cách thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ. Sự đầu tư của ông Putin đã được đền đáp khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ba chiến dịch, trong đó chiến dịch cuối cùng là mùa Xuân Hòa bình (OPS), được triển khai tháng 10/2019, đã đánh bật Mỹ và các lực lượng ủy nhiệm khỏi phía Bắc Syria. Nhưng thật trớ trêu, việc Thổ Nhĩ Kỳ phá hoại thành công các
kế hoạch của Mỹ tại Syria đã cho phép Nga từng bước tách dần khỏi Thổ Nhĩ Kỳ khi mà Moskva đã (phần nào) đạt được các mục tiêu.
Những nỗ lực của Nga nhằm ngăn chặn sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria đã diễn ra trong chiến dịch OPS. Sau các cuộc đàm phán ở Sochi, ông Erodgan đã buộc phải chấp nhận điều kiện của ông Putin về việc các lực lượng của Nga và Syria sẽ kiểm soát khu vực rộng lớn ở phía Bắc Syria, ngoại trừ một vùng có diện tích khoảng 20x100 dặm mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát được trong chiến dịch OPS. Đây là một cú đòn giáng mạnh vào kế hoạch ban đầu của Thổ Nhĩ Kỳ muốn thiết lập một vùng đệm an toàn có chiều sâu 20 dặm dọc theo biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để tái bố trí cho 4 triệu người tị nạn. Sau sự thất vọng này, Ankara bắt đầu có những bước đi khiến cho Moskva nghĩ là Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách “chọc giận”. Ông Erdogan nêu ra ý tưởng xây dựng một kênh đào nhân tạo nối liền Biển Đen với Biển Marmara, bỏ qua Bosporus. Ý tưởng này khiến Nga bực tức bởi vì kênh đào này sẽ cho phép các tàu hải quân cỡ lớn như tàu sân bay của Mỹ đi vào khu vực sân sau của Nga tại Biển Đen. Điều này bị cấm bởi Công ước Montreux năm 1936.
Thất vọng với Nga đã khiến Ankara tìm cách nối lại các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Bất chấp những lời cay đắng trước đây với Washington, ông Erdogan đã đến thăm Mỹ vào tháng 11/2019, tại đây ông nhấn mạnh: “Quan hệ Mỹ-Thổ nên được xây dựng dựa trên nền tảng vững mạnh”. Tại Hội nghị thượng đỉnh London tháng 12/2019, ông Erdogan đã kêu gọi NATO hỗ trợ cuộc chiến chống YPG của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Tuần trước, ông Erdogan đã tới thăm Ukraine và tại đây đã nhắc lại sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine – một thông điệp rõ ràng muốn gửi đến Nga sau việc nước này thôn tính bán đảo Crimea. Hơn nữa, ông Erdogan cũng cam kết viện trợ 200 triệu USD cho quân đội Ukraine trong cuộc chiến chống những phần tử lý khai do Nga hậu thuẫn ở phía Đông Ukraine.
Rõ ràng, sự hợp tác Nga-Thổ ở Syria đã đạt tới giới hạn của nó. Khu vực phía Bắc Syria và Idlib đã trở thành nguồn gốc của sự bất đồng giữa hai bên. Hơn nữa, Moskva cũng không thỏa mái với sự tan băng trong quan hệ Thổ-Mỹ vì điều này có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Syria. Cuối cùng, Nga muốn từng bước giảm hoặc loại bỏ ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria khi mà cuộc nội chiến tại nước này đang dần đến hồi kết. Đối với Moska, càng ít lực lượng ở Syria thì lợi ích mà Nga gặt hái được càng nhiều. Ankara đã từng bước nhận ra những mối hiểm nguy của việc tiến lại quá gần Gấu Nga ở Syria và “quả lắc” bắt đầu quay về phía Washington. Điều tiếp theo sẽ phụ thuộc vào liệu Mỹ có lợi dụng vấn đề Idlib để lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ hoặc đi đến một thỏa thuận sơ bộ với Nga trong ngắn hạn. Giải pháp thứ hai sẽ đồng nghĩa với việc Ankara mất trắng tất cả những gì đã gây dựng được từ trước đến nay.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách "kết thúc cuộc chơi" ở Syria
Syria Bashar al-Assad đối với toàn bộ đất nước Syria để Nga cuối cùng có thể thu được tất cả các lợi ích kinh tế và chiến lược từ quốc gia chư hầu này.
Việc tái thiết sẽ bắt đầu, ngay sau nỗ lực biến Syria thành điểm liên kết quan trọng trong một mạng lưới đường ống dẫn dầu mới nối vùng Vịnh đến châu Âu. Đây là những kế hoạch hấp dẫn, nhưng việc thực hiện chúng sẽ phụ thuộc vào khả năng có phá vỡ được