CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2019 1 Thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng

Một phần của tài liệu BC KT-XH 2018, KH 2019 (Vòng 4) (Trang 32 - 36)

1. Thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng kinh tế

Tăng cường năng lực phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình để có các giải pháp quản lý, điều hành kinh tế phù hợp, kịp thời, linh hoạt, không để bị động, bất ngờ; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao chất lượng tín dụng; chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai thực hiện nghiêm các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, giảm mặt bằng lãi suất, bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn.

Giữ vững kỷ luật tài chính - NSNN; tăng cường quản lý, chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong chi NSNN; cắt giảm mạnh chi hội họp, đi công tác trong, ngoài nước. Tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả nguồn vốn; thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu thầu, áp dụng rộng rãi đấu thầu qua mạng, bảo đảm thực chất, công khai, minh bạch.Tiếp tục cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, chi đầu tư và giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài sản công. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

2. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 02 Chương trình kinh tế- xã hội trọng điểm của tỉnh. - xã hội trọng điểm của tỉnh.

Tiếp tục thực hiện quyết liệt và đồng bộ Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch, giai đoạn 2016 - 2020 và giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm, giai đoạn 2016 - 2020. Quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của 02 Chương trình trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch khám phá, trải nghiệm, chú trọng các tuyến du lịch cao cấp, điểm du lịch mang tính độc đáo cao. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác các dự án đầu tư về cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các dự án trọng điểm tạo sự phát triển bứt phá. Tăng cường tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế. Xây dựng phong trào ứng xử lịch sự, mến khách, xây dựng môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, thân thiện, “mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”. Tích cực hưởng ứng các hoạt động du lịch vì lợi ích cộng đồng, vì sự phát triển của tỉnh; quyết tâm tạo ra làn gió "Đại Phong" mới cho du lịch Quảng Bình và Việt Nam.

Tập trung các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, ưu tiên bố trí NSNN và huy động nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển vùng khó khăn, vùng sâu,

vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo; tuyên truyền, vận động để thay đổi suy nghĩ, khơi dậy ý chí chủ động tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng lao động, nhất là nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực dịch vụ, du lịch và các dự án kinh tế trọng điểm. Đẩy mạnh hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

3. Tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môitrường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Chương trình, kế hoạch hành động triển khai các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Tiếp tục triển khai tốt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, với mục tiêu là các cấp, các ngành phải nghiêm túc thực hiện để tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư, kinh doanh, giảm tối đa các chi phí khởi nghiệp, giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tổ chức đối thoại giữa Chính quyền với nhà đầu tư, doanh nghiệp theo hướng thực chất, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung chỉ đạo thực hiện các kết quả của Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào tỉnh năm 2018 để nhanh chóng triển khai các dự án trên địa bàn, trong đó thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, tập trung xử lý những vướng mắc cụ thể của từng nhà đầu tư để giúp, định hướng cho nhà đầu tư thực hiện phù hợp khi họ đến đầu tư trên địa bàn, xem đây nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trong năm 2019.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện các chính sách đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất. Rà soát quy hoạch đất lúa để chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn. Triển khai thực hiện các giải pháp để phát triển cây lâu năm thích ứng với điều kiện khí hậu của tỉnh. Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra, ổn định và tăng thu nhập cho người dân. Phát triển hiệu quả, bền vững với tầm nhìn dài hạn kinh tế rừng, kinh tế biển. Chấm dứt tình trạng đánh bắt hải sản trái phép, không đăng ký, không khai báo. Phát triển mạnh mẽ các loại hình hợp tác xã nông nghiệp, nhất là hợp tác xã kiểu mới, có chính sách thu hút hiệu quả doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án công nghiệp lớn của tỉnh. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, gắn với các lợi thế về phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản, phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa. Phát triển các ngành công nghiệp mới phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, sản phẩm cạnh tranh, thân thiện môi trường.

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao như bưu chính, viễn thông, logistics, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao,... Khai thác tốt thị trường nội địa, phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại ở cả ba khu vực thành thị, nông thôn, miền núi, gắn sản xuất với lưu thông hàng hóa. Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có lợi thế, giá trị gia tăng cao. Kiểm soát và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, ổn định; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bảo đảm tính công khai, minh bạch của thị trường.

4. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực phòngchống thiên tai. chống thiên tai.

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Nâng cao hiệu quả sử dụng, khắc phục tình trạng lãng phí các nguồn lực đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Xây dựng cơ sở dữ liệu, theo dõi, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện nghiêm quy định về đánh giá, xác định trữ lượng, đấu giá quyền khai thác khoáng sản và đấu giá quyền sử dụng đất. Không để tái diễn vi phạm trong khai thác tài nguyên, khoáng sản, đá, cát, sỏi... Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Triển khai các chương trình, dự án xử lý, phục hồi ô nhiễm môi trường đã được phê duyệt; tăng cường giám sát, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại những khu vực nhạy cảm, khu công nghiệp, khu du lịch, khu vực nông thôn. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải; nhân rộng các mô hình xử lý rác thải hiệu quả, bền vững. Chú trọng bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Sẵn sàng ứng phó kịp thời, xử lý hiệu quả các sự cố, thiên tai và cứu nạn, cứu hộ. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án di dân, thực hiện các giải pháp chống ngập úng, chia cắt trong mùa mưa bão. Ưu tiên nguồn lực đầu tư sửa chữa các hồ, đập có nguy cơ mất an toàn và các dự án phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi

khí hậu. Triển khai các biện pháp quản lý phương tiện, tàu thuyền, đặc biệt theo dõi quản lý chặt chẽ tàu thuyền và ngư dân hoạt động đánh bắt vùng biển xa.

5. Thực hiện tốt các giải pháp phát triển văn hóa, công bằng xã hội;tăng cường các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân. tăng cường các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phát triển văn hóa, tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của tỉnh; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá. Nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hoá; thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế đặc thù và quan tâm hơn phát triển văn học nghệ thuật, đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; quan tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục, ngăn chặn suy thoái đạo đức, lối sống và phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội.

Tích cực triển khai các Nghị quyết Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, tiền lương; phát triển hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, bền vững, không bao cấp tràn lan. Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội, ưu đãi đối với người có công với cách mạng, vùng khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa tại khu công nghiệp; tập trung nguồn lực để tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, người có công với cách mạng. Bảo đảm an toàn nhà ở cho người dân vùng chịu tác động lớn của bão lũ, sạt lở.

Khắc phục hiệu quả các hạn chế, bất cập trong công tác y tế. Tăng cường phòng chống dịch bệnh; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và hiệu quả của y tế cơ sở. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý, khám, chữa bệnh; chống lạm dụng bảo hiểm y tế. Nâng cao y đức, bảo đảm an toàn bệnh viện. Khuyến khích y tế ngoài công lập, mô hình y tế gia đình; mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế. Làm tốt công tác quản lý thuốc chữa bệnh, đấu thầu thuốc tập trung, bảo đảm giá thuốc tốt nhất cho người dân. Giải quyết tốt các vấn đề về chất lượng dân số, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, quản lý môi trường y tế.

6. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, phòng chống thamnhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước.

Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính, tăng cường công khai, minh bạch, cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian, giảm chi phí, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp. Siết chặt kỷ luật hành chính, tăng cường thanh tra công vụ. Đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử. Tiếp nhận, xử lý nhanh và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Cán bộ, công chức, viên chức mọi cấp, mọi ngành phải gần dân, sát cơ sở, nêu gương tốt hơn, phục vụ tốt hơn quần chúng nhân dân.

Tiếp tục cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực; xử lý nghiêm vi phạm. Làm tốt công tác tiếp công dân, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp,

kéo dài; nâng cao chất lượng ban hành các quyết định hành chính; hạn chế đến mức thấp nhất việc khiếu nại, khởi kiện các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Thực hiện nghiêm Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tăng cường công tác giám sát, tạo cơ chế để người dân kiểm tra các công việc liên quan đến ngân sách, đất đai, tài sản của nhà nước và của nhân dân. Nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng.

Tiếp tục thực hiện tốt Quy định số 01-QĐ/TU ngày 03/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan QLNN và vai trò của người đứng đầu cơ quan nhà nước. Xây dựng

Một phần của tài liệu BC KT-XH 2018, KH 2019 (Vòng 4) (Trang 32 - 36)