Các nước Đức và Mĩ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX 1 Nước Đức

Một phần của tài liệu bai tap tu hoc lich su 10 (Trang 27 - 28)

1. Nước Đức

a. Kinh tế:

- Trước 1870, kinh tế Đức đứng thứ ba thế giới (sau Anh và Pháp), sau khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh, Pháp vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ty độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép…. Chi phối nền kinh tế Đức, đánh dấu việc Đức chuyển sang chủ nghĩa đế quốc..

b. Tình hình chính trị: (Đọc thêm)

* Đặc điểm của ĐQ Đức là: “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

2. Nước Mĩ

a. Tình hình kinh tế

- Trước 1870, kinh tế Mĩ đứng ở vị trí thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp, Đức). Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển đột biến vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản lượng công nghiệp luôn gấp đôi Anh và bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp: phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đòi như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho…đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

- Nông nghiệp: nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

b. Tình hình chính trị (Đọc thêm)

CHƯƠNG III:

(TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)→ CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN → CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)

Bài 36:

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu 1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên.

(Giảm tải)

2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ XIX-Nguyên nhân: Do công nhân bị bóc lột nặng nề, đời sống cơ cực. -Nguyên nhân: Do công nhân bị bóc lột nặng nề, đời sống cơ cực.

- Diễn biến:

+ Ở Pháp, năm 1831, công nhân dệt ở thành phố Liông khởi nghĩa, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu “Sống trong lao động hoặc chất trong chiến đấu!”.

+ Ở Anh, từ năm 1836 đến năm 1847 đã diễn ra “ Phong trào Hiến chương” đòi tăng lương, giảm giờ làm có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.

+ Ở Đức, năm 1844, công nhân vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa.

Một phần của tài liệu bai tap tu hoc lich su 10 (Trang 27 - 28)

w