Các nguồn tài trợ cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân.” ppsx (Trang 27 - 30)

Cho vay tiêu dùng là một đang là một thị trường rất tiềm năng. Có nhiều tổ chức kinh tế tài trợ cho người tiêu dùng như: các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh…Trong đó ngân hàng thương mại có vai trò khá quan trọng trong tài trợ tiêu dùng. Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cũng khá đa dạng: cho vay mua xe ô tô, mua nhà, du học, đồ dùng, thiết bị gia định… Ở các nước phát triển, cho vay tiêu dùng là một loại hình tài sản khá phổ biến, có khả năng sinh lời cao cho ngân hàng. Nguồn thực hiện tài trợ cho vay tiêu dùng bao gồm nguồn vốn huy động và nguồn tự có.

+ Nguồn vốn huy động: Ngân hàng có thể tài trợ cho vay tiêu dùng thông qua việc huy động tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia định, các tổ chức tín dụng… hoặc có thể đi vay ngân hàng Nhà Nước, các tổ chức tín dụng khác, vay thông qua

thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá (kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu)

+ Nguồn vốn tự có: tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, ngân sách nhà nước cấp. Nếu là ngân hàng cổ phần ,các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp, ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu của tư nhân.

Nguồn vốn tự có này có thể bổ sung trong quá trình hoạt động. Trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể tăng vốn tự có bằng nhiều cách khác nhau:

- Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hợ không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn tự có bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích luỹ tuỳ thuộc vào vân nhắc của chủ ngân hàng về tích luỹ và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu.

- Nguồn vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng qui mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị,hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn tự có do Ngân hàng Nhà Nước qui định… Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn tự có lớn vào lúc cần thiết.

Ngoài ra nguồn vốn tự có của ngân hàng còn bao gồm;

- Các quĩ: Ngân hàng có nhiều quĩ. Mỗi quĩ có mục đích riêng. Trước tiên là quĩ dự phòng tổn thất.Quĩ này được trích lập

hàng năm và được tích luỹ lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra. Quĩ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn vốn dưới tác động của lạm phát. Quĩ thặng dư là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Tuỳ theo qui định cụ thể của từng nước, các ngân hàng còn có thể có quĩ phúc lợi, quĩ khen thường,quĩ giám đốc…Các quĩ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Tuy nhiên một số quĩ không thể sử dụng lâu dài.

- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thường mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể coi là một bộ phận của vốn tự có do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.

Chương 2.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân.” ppsx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w