trong hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - CHÍNH PHỦ - BỘ XÂY DỰNG, BỘ CHUYÊN NGÀNH - SỞ XÂY DỰNG, SỞ CHUYÊN NGÀNH Hướng dẫn Xử lý sự cố Xử lý vi phạm Giám định chất lượng Thanh tra Kiểm tra CHỦ ĐẦU TƯ (Ban Quản lý dự án) NHÀ THẦU
THIẾT KẾ CÔNG TY BẢO HIỂM TƯ VẤN GIÁM SÁT
NHÀ THẦU XÂY DỰNG Chất lượng Giá thành Tiến độ An toàn lao động Môi trường Đ án h gi á cấ p ch ứn g ch ỉ h àn h ng hề Đ án h gi á cấ p ch ứn g ch ỉ h àn h ng hề H Đ K T H Đ K T
2. Quy trình giám sát chất lượng thi công xây dựng:
Hiện nay quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam đang ở tầm mức 2, gọi là mức "Kiểm soát chất lượng". Mức 1 đã tồn tại một thời kỳ dài trong nền kinh tế bao cấp, đó là mức "Kiểm tra chất lượng". Hạn chế cơ bản của mức độ này là người sản xuất và người giám sát tách rời nhau, khi công việc được hoàn thành thì người giám sát đến kiểm tra để kết luận được hay chưa được. Nếu chưa được thì phải sửa chữa lại. Cách làm này bị động và không có hiệu quả. Mức độ 2 "Kiểm soát chất lượng" có sự thay đổi về chất mà tư tưởng của nó là thay thế cơ chế kiểm tra từ chố phát hiện chất lượng kém sang cơ chế kiểm soát, ngăn ngừa không để xảy ra tình trạng kém chất lượng trong quá trình xây dựng.
Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, nhằm theo dõi một quá trình, đồng thời loại trừ những nguyên nhân làm hoạt động không thoả mãn ở mọi giai đoạn của sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế. Đây là một bước tiến bộ của quản lý chất lượng mà tư tưởng chỉ đạo nhằm kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng như: con người, máy móc, vật liệu,... đồng thời kiểm soát cả quá trình và phòng ngừa sai hỏng. Nội dung kiểm soát các yếu tố này là nhằm duy trì chất lượng, phải thường xuyên kiểm soát đồng bộ tất cả các yếu tố và duy trì ở cùng một mức chất lượng. Vì chỉ cần một yếu tố kém sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh" các kỹ sư tư vấn giám sát phải cùng với nhà thầu thi công kiểm soát được các yếu tố đầu vào như máy móc, nhân công (trình độ tay nghề của thợ), vật liệu xây dựng và kiểm soát cả quá trình tiến hành công việc thi công xây dựng.
Luật Xây dựng:
Điều 26 ghi rõ:
"Nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận phải bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không đảm bảo chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra".
Còn đối với tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
Điều 90: Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình "Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng những người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra".
Đối với chủ đầu tư Luật cũng ghi rõ trách nhiệm
Điều 89: Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình.
- Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát.
- Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặc làm sai lệch kết quả giám sát.
- Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng, nghiệm thi khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Như vậy, trách nhiệm chính đảm bảo chất lượng công trình xây dựng là của nhà
thầu thi công, sau đó là của tư vấn giám sát và chủ đầu tư liên đới chịu trách nhiệm.
Vì vậy, quá trình giám sát chất lượng thi công xây dựng để hiện thực được vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ giữa hai chủ thể trên. Quy trình đã thể hiện được tư tưởng mới "tư vấn giám sát, chủ đầu tư và nhà thầu xây dưng cùng tham gia vào quá trình thi công để kiểm soát và khống chế được chất lượng hạn chế được sự sai hỏng ở mức thấp nhất. Đó cũng là sự đổi mới tư duy cần thiết cho công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng".
-
+ NHÀ THẦU THI CÔNG
Xin phép khởi công
TƯ VẤN GIÁM SÁT - Kiểm tra công nghệ thi công - Kiểm tra vật liệu xây dựng - Kiểm tra máy móc thiết bị - Kiểm tra nhân công
KHỞI CÔNG
Nhà thầu thi công từng công việc
NHÀ THẦU TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN GIÁM SÁT KIỂM TRA CHẤTT LƯỢNG
KỸ SƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT - Ký xác nhận khối lượng - Chuyển thi công tiếp
KHỞI CÔNG
Nhà thầu thi công từng công việc TRÌNH CHỦ
Hình 2.5. Quy trình giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình - - + + NHÀ THẦU KẾ HOẠCH CUNG CẤP VẬT LIỆU
BIỆN PHÁP THI CÔNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ TVGS KIỂM TRA TVGS KIỂM TRA
- Trộn bê tông ở công trường - Mua bê tông tươi
- Vận chuyển
ĐỔ BÊ TÔNG, ĐẦM BÊ TÔNG
BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG
THÁO VÁN KHUÔN TƯ VẤN GIÁM SÁT NHÀ THẦU TỰ KIỂM TRA TVGS KIỂM TRA
NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG
XỬ LÝ LẤY MẪU THÍ NGHIỆM
Hình 2.6. Quy trình giám sát công tác đổ bê tông ở công trường
2.2.6. Tổng kết những nguyên nhân chính dẫn đến công trình kém chất lượng
Trong một dự án xây dựng các hoạt động kỹ thuật chính để tạo ra các sản phẩm xây dựng bao gồm:
- Hoạt động khảo sát xây dựng: Là các hoạt động nhằm đạt được kết quả là những nhận biết về các đặc tính của môi trường địa chất. Hoạt động khảo sát hợp lý cho các nhận thức đầy đủ về tính chất của môi trường địa chất.
- Hoạt động thiết kế: Là hoạt động mô hình hoá tương tác giữa các tác động tự nhiên và xã hội. Hoạt động thiết kế hợp lý đưa công trình xây dựng tới trạng thái ổn định và bền vững.
- Hoạt động thi công: Là hoạt động đưa thiết kế thành hiện thực. Hoạt động thi công hợp lý đưa thiết kế ra thực tế một cách chính xác.
- Hoạt động khai thác sử dụng công trình: Tác động hợp lý ở đây là không làm thay đổi về chất và lượng các tương tác đã mô hình hoá trong thiết kế.
Tính hợp lý của 2 hoạt động khảo sát và thiết kế là điều kiện cần và tính hợp lý của 2 hoạt động thi công và khai thác là điều kiện đủ đảm bảo chất lượng của công trình xây dựng. Bất cứ các sai sót nào phạm phải trong các hoạt động kể trên đều có thể dẫn tới công trình kém chất lượng, thậm chí gây nên những sự cố hư hỏng công trình.
Những sai sót thường gặp trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được kết đến như sau:
Các sai sót trong hoạt động khảo sát xây dựng thường biểu hiện ở các khía cạnh sau:
không gian (theo diện và theo chiều sâu) các phân vị địa tầng, đặc biệt là các đất yếu hoặc các đới yếu trong khu vực xây dựng và khu vực liên quan khác.
- Đánh giá không chính xác các đặc trưng tính chất xây dựng của các phân vị địa tầng có mặt trong khu vực xây dựng.
- Không phát hiện được sự phát sinh và chiều hướng phát triển của các quá trình địa kỹ thuật có thể dẫn tới sự mất ổn định của môi trường địa chất.
Các sai sót trong khâu Thiết kế thường là:
- Mô hình hoá không chính xác hoặc không đầy đủ các loại hình tương tác giữa các thành phần trong công trình xây dựng.
- Dự báo chưa hết quy mô và độ lớn các tương tác trong mô hình tính toán. Thi công là các hoạt động triển khai thực tế các tương tác trong hoạt động kỹ thuật xây dựng mà thiết kế đã xác lập và dự báo. Nếu các tác động thi công không mô phỏng đúng như thiết kế đã trù liệu, tương tác giữa các đơn vị kết cấu công trình sẽ phát triển theo hướng mất ổn định và phát sinh sự cố công trình.
Các sai sót trong Thi công thường là:
- Thi công không đúng theo yêu cầu thiết kế về chất lượng. - Thi công không theo tiến độ thiết kế quy định
Nghiên cứu khác ở Mỹ còn cho thấy nguyên nhân dẫn đến kém chất lượng trong quá trình tạo ra sản phẩm thể hiện ở chỗ:
- Thiếu hoạt động theo nhóm công việc(teamwork), thiếu giao tiếp (trao đổi thông tin) và đào tạo(Communication and training)
- Lập kế hoạch và tiến độ không phù hợp, thiếu tính khả thi
- Các vấn đề về vật liệu, máy móc thiết bị và nhân lực không được quản lý tốt
- Bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật không đầy đủ
- Áp lực thương mại lớn, giá bỏ thầu thấp
- Chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành - Chưa tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và thiết kế
- Hợp đồng trong hợp đồng xây dựng còn thiếu tính chặt chẽ và chuẩn mực - Thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý
- Sử dụng khai thác công trình xây dựng khác với công năng theo thiết kế nhiều khi cũng dẫn tới công trình kém chất lượng vì đã làm thay đổi quy mô và tính chất của các tác động của công trình.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình tại một số doanh nghiệp điển hình
a. Công ty cổ phần xây dựng giao thông Quảng Nam
Địa chỉ: 30 Nguyễn Tất Thành, phường Tân An, thành phố Hội An, Quảng Nam
Vốn điều lệ: 10.012.420.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động: Thi công xây dựng công trình giao thông hạng II, hạ tầng kỹ thuật hạng II, nông nghiệp và phát triển nông thôn hạng III.
Hình 3.1 Sơ đổ tổ chức công ty cổ phần xây dựng giao thông quảng nam Công trình thực hiện: Nâng cấp, cải tạo đường Tống Văn Sương, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.
Hạng mục: nền, mặt đường và thoát nước dài 1,3 km Giá trị: 6.426.629.000 đồng
Thời gian thi công: 2016 Nhận xét:
- Sơ đồ tổ chức của công ty còn mang tính chất vĩ mô, chưa phản ảnh được mối liên hệ tới các đội thi công cũng như chi tiết các hoạt động tại công trường nên không rõ được nội dung giám sát chất lượng thi công công trình diễn ra như thế nào?
- Công trình thi công năm 2016 và đến năm 2017 đã xuất hiện hiện tượng lõm, trũng tại vị trí tim đường do kiểm soát chất lượng thi công không tốt.
b. Công ty cổ phần Tuấn Nghĩa
Địa chỉ: 135/1 Lý Thường Kiệt, Sơn Phong, Hội An, Quảng Nam Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp (hạng III), hạ tầng kỹ thuật (hạng III), giao thông, thủy lợi, xây lắp điện lưới 35kw
Hình 3.2 Sơ đổ tổ chức công ty Cổ phần Tuấn Nghĩa
Công trình thực hiện: Trường mẫu giáo Bãi Làng, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An
Quy mô công trình: Công trình cấp III, nhà lớp học 02 tầng, 06 phòng học, diện tích xây dựng 260m2.
Giá trị: 5.448.875.000 đồng Thời gian thi công: 2017 Nhận xét:
- Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần Tuấn Nghĩa cũng sơ sài, không rõ sự phối hợp, giám sát giữa các phòng ban như thế nào.
- Công ty cũng xây dựng sơ đồ quy trình quản lý chất lượng công trình riêng biệt
- Thời gian thi công theo quyết định là 05 tháng nhưng bị kéo dài 01 tháng do phải xử lý hệ thống đường cấp nước ngầm do việc kiểm soát chất lượng thi công phần cấp nước không tốt.
3.2. Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng công trình áp dụng tại công trình đặc trưng ở địa phương
3.2.1. Đặc điểm các công trình thi công hiện nay trên địa bàn
- Công trình thường phân tán nhỏ lẻ khó quản lý.
- Các doanh nghiệp có vốn kinh doanh thấp, bộ máy gọn nhẹ, thiếu tính hệ thống.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tác chính của các Ban quản lý cấp huyện, xã. Các công trình thi công có giá trị xây lắp nhỏ thường dưới 10 tỷ đồng, một số công trình chỉ có giá trị vài trăm triệu đến một tỷ đồng.
Từ những đặc trưng trên, nhận thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ có bộ máy quản lý rất nhỏ gọn, công trình được nhận thầu lại rải rác, nhỏ lẻ, phân tán. Cho nên, việc áp dụng các biện pháp quản lý mang tính hệ thống rườm rà, hình thức, nặng về lý thuyết là không phù hợp.
3.2.2. Đề xuất mô hình quản lý, giám sát chất lượng nội bộ tại các công trường
Hình 3.3 Mô hình quản lý, giám sát chất lượng nội bộ tại các công trường
BAN GIÁM ĐỐC CÁN BỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CHỈ HUY TRƯỞNG CT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THI CÔNG CÁN BỘ GIÁM SÁT CHỦ ĐẦU TƯ
* Vai trò, trách nhiệm từng cán bộ tham gia công tác quản lý chất lượng nội bộ theo mô hình:
+ Ban giám đốc: Chỉ đạo chung về công tác giám sát chất lượng nội bộ. Phân công, theo dõi thường xuyên công tác thi công tại công trường.
+ Chỉ huy trưởng công trình: Trực tiếp điều hành công tác thi công tại công trường. Phân công trách nhiệm, quản lý cán bộ giám sát chất lượng và cán bộ hướng dẫn thi công. Chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thi công công trình. Với những công trình có địa bàn thi công phức tạp, công tác thông tin liên lạc khó khăn, chỉ huy trưởng công trường theo sự phân công của Giám đốc được phép quyết định trực tiếp mua sắm vật tư, thuê mướn nhân công, máy móc phục vụ công tác thi công đúng tiến độ được giao. Liên lạc phối hợp thường xuyên với cán bộ giám sát của Chủ đầu tư.
+ Cán bộ hướng dẫn công tác thi công: Phải là cán bộ kỹ thuật được đào tạo chính quy, đúng chuyên nghành. Phụ trách công tác hướng dẫn trực tiếp công việc thi công cho từng tổ thợ. Phối hợp và tuân theo sự chỉ đạo về mặt quản lý chất lượng của Cán bộ giám sát chất lượng. Kết hợp cùng giám sát của Chủ đầu tư theo dõi, nghiệm thu công việc thi công hoàn thành sau khi có biên bản nghiệm thu nội bộ.
+ Cán bộ giám sát chất lượng: Là kỹ sư chuyên nghành đối với công trình được phân công giám sát chất lượng nội bộ. Đã tham gia các khóa tập huấn về công tác giám sát thi công xây dựng công trình. Chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc doanh nghiệp về chất lượng công trình. Giám sát Cán bộ hướng dẫn thi công trong việc chỉ đạo thi công. Có quyền ra lệnh tạm ngưng thi công nếu xét thấy biểu hiện vi phạm công tác quản lý chất lượng nội bộ. Báo cáo định kỳ theo tuần lên Chỉ huy trưởng công trình và các phòng ban của doanh nghiệp về công tác quản lý chất lượng tại công trường. Trường hợp công trình thuộc vùng sâu vùng xa, nhật ký giám sát chất lượng nội bộ do
cán bộ giám sát chất lượng phụ trách phải được ghi chép rõ ràng và có tổng