Kết hợp các kỹ thuật nhận dạng: 21 xvi

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu một số PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG CHỮ và số VIẾT TAY TRÊN PHIẾU GHI điểm THI (Trang 46 - 47)

6. Nội dung của luận văn: gồm có 3 chương 3 xvi

1.4.Kết hợp các kỹ thuật nhận dạng: 21 xvi

Nội dung đã trình bày ở trên cho thấy rằng có nhiều phương pháp phân lớp có thể áp dụng đối với các hệ nhận dạng chữ viết tay. Tất cả các phương pháp trên đều có các ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy việc làm thế nào để kết hợp các phương pháp lại với nhau nhằm nâng cao chất lượng một cách hiệu quả nhất trong việc nhận dạng chữ viết tay đã và đang là điều các nhà nghiên cứu luôn hướng đến. Có nhiều công trình nghiên cứu kiến trúc phân lớp theo ý tưởng kết hợp các phân lớp đã nêu trên, các hướng đó được chia thành ba nhóm: Kiến trúc tuần tự, kiến trúc song song và kiến trúc lai ghép

1.4.1. Kiến trúc tuần tự

Kiến trúc này chuyển kết quả đầu ra của một máy phân lớp thành đầu vào của máy phân lớp tiếp theo. Có bốn chiến lược cơ bản được sử dụng trong kiến trúc tuần tự đó là dãy, chọn lựa, boosting và thác nước.

Trong chiến lược về dãy, mục tiêu của mỗi giai đoạn là thu gọn số lớp mà mẫu đầu vào có thể thuộc về các lớp đó. Số lớp có thể thu gọn tại mỗi giai đoạn sinh ra nhãn của mẫu ở giai đoạn cuối cùng.

Trong chiến lược lựa chọn, đầu tiên máy phân lớp gán mẫu chưa biết vào một nhóm ký tự gần giống nhau. Các nhóm này tiếp tục được phân lớp ở các giai đoạn sau đó theo một cây phân cấp. Tại mỗi mức của cây, nhánh con cùng mẹ là giống nhau theo một độ đo nào đó. Vì vậy, các máy phân lớp thực hiện phân lớp từ thô đến tinh dần trong các nhóm nhỏ.

Đối với chiến lược boosting, mỗi máy phân lớp điều khiển một số lớp, các máy phân lớp ở phía trước không thể điều khiển được các lớp của các máy phân lớp ở phía sau.

Cuối cùng, trong chiến lược thác nước, các máy phân lớp được kết nối từ đơn giản đến phức tạp. Các mẫu không thỏa mãn ở một mức độ tin cậy nào đó thì phải thông qua một máy phân lớp mạnh hơn trong một giới hạn nào đó của các đặc trưng hoặc các chiến lược nhận dạng khác.

1.4.2. Kiến trúc song song

Kiến trúc này kết nối kết quả của các thuật toán phân lớp độc lập bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong số các kiến trúc này, tiêu biểu nhất là phương pháp bỏ phiếu và luật quyết định Bayes.

1.4.3. Kiến trúc lai ghép

Kiến trúc này là một sự lai ghép giữa hai kiến trúc tuần tự và song song. Ý tưởng chính là kết hợp các điểm mạnh của hai kiến trúc trên và chặn bớt những khó khan trong việc nhận dạng chữ viết.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu một số PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG CHỮ và số VIẾT TAY TRÊN PHIẾU GHI điểm THI (Trang 46 - 47)