a. Bộ máy tổ chức
Tính đến 31/12/2019 VietinBank Đắk Lắk có đội ngũ cán bộ gồm 172 người, trong đó 166 cán bộ biên chế và 6 cán bộ hợp đồng khoán gọn. Trong số cán bộ biên chế chiếm trên 97% có trình độ đại học và trên đại học, số còn
lại đều đã qua tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành ngân hàng và trung cấp. VietinBank Đắk Lắk có 13 phòng hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc.
Mô hình tổ chức bộ máy của VietinBank Đắk Lắk theo cơ cấu quản lý hỗn hợp: Trực tuyến và Chức năng.
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Viettinbank Đắk Lắk
b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc
Chức năng và nhiệm vụ của các Phòng tại VietinBank Đắk Lắk thực hiện theo quyết định số 835/2017/QĐ-HĐQT-NHCT1.1 ngày 15/11/2017 của VietinBank “V/v Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng, tổ thuộc CN hỗn hợp Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam”, và quyết định
PGD hỗn hợp Quang Trung PGD đa năng Lê Hồng Phong PGD đa năng Hoà Thắng PGD hỗn hợp Buôn Hồ PGD hỗn hợp Cư M’Gar PGD hỗn hợp Eakar PGD hỗn hợp Eahleo Phòng khách hàng DN Phòng Kế toán Phòng Tổ chức HC Phòng Tiền tệ Kho quỹ Phòng bán lẻ Phòng Tổng hợp Phó Giám đốc (Đầu mối Bán lẻ) Phó Giám đốc (Hỗ trợ) GIÁM ĐỐC Phòng hỗ trợ tín dụng Phó Giám đốc (Đầu mối KHDN) Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
số 839/2017/QĐ-HĐQT-NHCT1.1 ngày 15/11/2017 của VietinBank “V/v Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam”
Trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, các phòng có mối quan hệ phối hợp hỗ trợ trong chức năng nhiệm vụ được giao. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng như sau :
- Phòng Tổ chức - Hành chính: là Phòng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong công tác nhân sự, văn phòng hành chính quản trị theo quy định Viettinbank từng thời kỳ
- Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch cung cấp dịch vụ liên quan đến kế toán cho khách hàng, thực hiện hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý tài sản công cụ dụng cụ theo quy định NHCT từng thời kỳ.
- Phòng Tổng hợp: là Phòng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong công tác xây dựng giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo, quản lý chất lựơng, quản lý rủi ro và nợ có vấn đề.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: là Phòng tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Chi nhánh phụ trách mảng KHDN trong việc quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của các đối tượng KHDN phù hợp định hướng quy định của NHCT từng thời kỳ. Bao gồm các nhiệm vụ chính: nghiên cứu phát triển thị trường, trực tiếp giao dịch với KHDN để khai thác vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, tài trợ thương mại, quản lý nợ quản lý rủi ro theo quy định.
- Phòng Bán lẻ: là Phòng tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Chi nhánh phụ trách mảng khách hàng bán lẻ (bao gồm KHCN và Siêu vi mô) trong việc quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của các đối tượng khách hàng bán lẻ phù hợp định hướng quy định của Viettinbank từng thời kỳ. Bao gồm các nhiệm vụ chính: nghiên cứu phát triển thị trường, trực tiếp giao dịch với KH cá
nhân, siêu vi mô để khai thác vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, phát hành thẻ tín dụng quốc tế, quản lý nợ quản lý rủi ro theo quy định.
- Phòng Tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ TSBĐ...tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển theo quy định Viettinbank từng thời kỳ.
- Các Phòng Giao dịch hỗn hợp: thực hiện các nghiệp vụ Huy động vốn, Cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế-xã hội dưới mọi hình thức và các loại hình dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
- Các Phòng Giao dịch đa năng: thực hiện các nghiệp vụ Huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế-xã hội; cho vay đối tượng KH bán lẻ và các loại hình dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
- Phòng Hỗ trợ tín dụng: thực hiện chức năng kiểm soát và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng, giúp Chi nhánh hoàn tất các công việc liên quan đến cấp tín dụng.
- Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đăk Lăk.
+ Những điểm tích cực:
Phân công vai trò trong Ban lãnh đạo rất chặt chẽ, hợp lý, có tính chuyên môn hóa cao: mỗi phó giám đốc phụ trách một số phòng khách hàng và một số phòng giao dịch, còn giám đốc phụ trách phòng KHDN, phòng tổng hợp, tổ chức hành chính (để giám đốc nắm được số liệu, thông tin hoạt động của toàn chi nhánh, cũng như điều hành về công tác tổ chức, nhân sự).
Tổ chức theo đúng cấu trúc của các ngân hàng hiện đại thành 3 khối: Front office (bộ phận kinh doanh trực tiếp - quan hệ khách hàng, kinh doanh ngoại tệ), Middle office (bộ phận quản lý rủi ro: thẩm định, tài trợ thương mại, thu hồi nợ), Back office (bộ phận hỗ trợ: tác nghiệp, kế toán, tài chính, tổng hợp, hành chính - nhân sự). Tất cả các khối thành một thể thống nhất, giúp chi nhánh đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao doanh số và lợi nhuận; đồng thời nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro, giúp hệ thống hoạt
động an toàn, hiệu quả. + Những điểm hạn chế
Chi nhánh đã có quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. Tuy nhiên, quy định này còn chung chung, chưa chi tiết cụ thể đến từng nghiệp vụ, giao dịch nhỏ (đặc biệt là các giao dịch đặc thù, ít phát sinh), dẫn đến khi phát sinh giao dịch hoặc lỗi mà chưa được quy định cụ thể, các phòng ban đôi khi quy kết trách nhiệm cho nhau, không xử lý kịp thời để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay để giảm thiểu rủi ro, thiệt hại.
Do các chỉ tiêu về kinh doanh đều được giao cho tất cả các khối, nên các khối hỗ trợ (đặc biệt là các bộ phận như: tổ chức hành chính, tổng hợp, kho quỹ và một số bộ phận hỗ trợ thuộc phòng kế toán) ngoài nhiệm vụ tác nghiệp còn bị chi phối thời gian để hoàn thành chỉ tiêu, nên nhiều khi không tập trung cao cho chuyên môn, nhiệm vụ chính của mình, dẫn đến không xử lý nhanh chóng, kịp thời các nhiệm vụ chính được giao. Đồng thời bộ phận này, ít có thời gian tiếp xúc với khách hàng, nên khó khăn hơn trong việc bán sản phẩm dịch vụ, không được chuyên trách như các bộ phận trực tiếp quan hệ khách hàng.