Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn tài NGUYÊN DU LỊCH đề tài vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 52 - 53)

– Là khu vực miền núi nghèo, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chất lượng thấp.

– Ảnh hưởng của tính thời vụ đối với du lịch cao.

– Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh, trong đó đặc biệt là sự bất lợi về thời tiết.

– Nhận thức trong cấp ủy, chính quyền, quần chúng một số địa phương chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, vị trí của du lịch trong nền kinh tế; chưa ý thức được tiềm năng để phát huy có hiệu quả kinh tế du lịch…

– Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Sự phối hợp giữa các ngành để phát triển du lịch còn yếu; thiếu liên kết chặt chẽ giữa các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong sản xuất cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch. – Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được các doanh nghiệp trong tỉnh có nguồn vốn lớn đầu tư phát triển du lịch.

– Bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch không tương ứng, không tạo được sức hấp dẫn thu hút đầu tư. Các dự án du lịch triển khai chậm,

không tạo được cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch cần thiết để thu hút khách tạo động lực cho phát triển du lịch.

– Thiếu các doanh nhân giỏi và đội ngũ lao động có tay nghề, tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động du lịch.

– Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp, nội dung còn chung chung, thiếu tính chuyên nghiệp; chưa gắn với các khu, điểm và sản phẩm du lịch để thu hút các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chưa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch. – Phát triển du lịch còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững (kinh doanh mang tính chộp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh…).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn tài NGUYÊN DU LỊCH đề tài vùng trung du miền núi bắc bộ (Trang 52 - 53)