Thiết kế giáo viên

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP đại học NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN xây DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN lý TRƯỜNG học (Trang 29 - 33)

c. Cập nhật thông tin người dùng

3.5 Thiết kế giáo viên

Yêu cầu chức năng: Giáo viên có thể thực hiện các hành động sau khi đăng

nhập thành công:

- Tạo thời khóa biểu

- Quản lý bài kiểm tra

- Quản lý điểm thi

Sơ đồ use-case:

Hình 3.6 Sơ đồ use-case actor “Giáo viên"

3.6 Học sinh

Yêu cầu chức năng: Học sinh có thể thực hiện các hành động sau khi đăng nhập

thành công như hình 3.7. Học sinh có thể truy cập các quyền như sau:

- Nộp học phí

- Xem thời khóa biểu

- Xem điểm thi

20

Hình 3.7 Sơ đồ use-case actor “Học sinh"

21

CHƯƠNG 4. Xây dựng và triển khai hệ thống

Trong chương này, mô tả lại quá trình thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống, 4.1 Giai đoạn thiết kế Cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là một tập hợp các chương trình cho phép lưu trữ, sửa đổi và trích xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu. Có nhiều loại hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu khác nhau, từ các hệ thống nhỏ chạy trên máy tính cá nhân đến các hệ thống lớn chạy trên máy tính lớn

DBMS là một phần mềm xử lý việc lưu trữ, truy xuất và cập nhật dữ liệu trong hệ thống máy tính.

Ví dụ: SQL Server (Microsoft), MySQL (Phần mềm miễn phí), Oracle (Oracle), NoSQL (Oracle), NonStop SQL (Hewlett Packard)

Trong phạm vi đề tài, hệ thống sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. 4.2 Thiết kế Kiến trúc hệ thống

Kiến trúc hệ thống là mô hình khái niệm xác định cấu trúc, hành vi và nhiều khung nhìn khác của hệ thống. Mô tả kiến trúc là một mô tả chính thức và đại diện của một hệ thống, được tổ chức theo cách hỗ trợ lý luận về các cấu trúc và hành vi của hệ thống.

Kiến trúc hệ thống có thể bao gồm các thành phần hệ thống, các thuộc tính có thể nhìn thấy bên ngoài của các thành phần đó, các mối quan hệ (ví dụ: hành vi) giữa chúng. Các thành phần này sẽ làm việc cùng nhau để thực hiện hệ thống tổng thể. Kiến trúc hệ thống đề cập đến các cấu trúc cấp cao của một hệ thống phần mềm, kỷ luật tạo ra các cấu trúc đó và tài liệu về các cấu trúc này. Nó là tập hợp các cấu trúc cần thiết để lập luận về hệ thống phần mềm. Mỗi cấu trúc bao gồm các phần tử phần mềm, các quan hệ giữa chúng và các thuộc tính của cả các phần tử và quan hệ. Kiến trúc của một hệ thống phần mềm là một phép ẩn dụ, tương tự như kiến trúc của một tòa nhà.

Trong đề tài sử dụng kiến trúc MVC để xây dựng kiến trúc hệ thống.

22

4.3 Thiết kế mã

Mẫu thiết kế (Design patterns) là giải pháp cho các vấn đề thiết kế phần mềm mà bạn tìm thấy lặp đi lặp lại trong quá trình phát triển ứng dụng trong thế giới thực. Một mẫu thiết kế không phải là một thiết kế hoàn thiện để mà có thể được chuyển đổi trực tiếp thành mã; nó chỉ là một mô tả hay là sườn (template) mô tả cách giải quyết một vấn đề mà có thể được dùng trong nhiều tình huống khác nhau. Các mẫu thiết kế hướng đối tượng thường cho thấy mối quan hệ và sự tương tác giữa các lớp hay các đối tượng, mà không cần chỉ rõ các lớp hay đối tượng của từng ứng dụng cụ thể. Các giải thuật không được xem là các mẫu thiết kế, vì chúng giải quyết các vấn đề về tính toán hơn là các vấn đề về thiết kế. Design patterns có thể giúp thiết kế của chúng ta linh hoạt, dễ dàng thay đổi và bảo trì hơn.

Design pattern sẽ được chia làm 3 dạng chính: Nhóm khởi tạo, nhóm cấu trúc, nhóm ứng xử.

Mã nguồn hệ thống trong đề tài sử dụng Repository Pattern. Một pattern thuộc nhóm khởi tạo.

4.4 Triển khai mã nguồn 4.4.1 Trang Đăng nhập Giao diện:

23

Mã nguồn:

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP đại học NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN xây DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN lý TRƯỜNG học (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w