II. Những giải pháp nhằm hoàn thiện chiphí sản xuất trong các doanh nghiệp hiện nay
1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản hạch toán chiphí sản xuất.
Hoàn thiện hệ thống tài khoản hạch toán chi phí sản xuất gắn vớiviệc xây dựng hệ thống thông tin cung cấp cho quản lý là một trong những công việc có tính cấp thiết và quan trọng trong nội dung hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất. Để phù hợp với định hớng phát triển nền kinh tế thị trờng ở nớc ta và thực hiện chính kinh tế mở cửa đa kế toán hội nhập quốc tế. Tài khoản hạch toán chi phí sản xuất cần hoàn thiện theo hớng sau:
-Hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất có tính thống nhất cao và bao quát toàn diện đợc các loại hình doanh nghiệp và các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế..
-Nội dung và kết cấu của tài khoản phải thích ứng với cơ chế thị trờng.
-Hình thành các mô hình kế toán mẫu với các doanh nghiệp và cách thức vận dụng tài khoản hạch toán chi phí sản xuất tơng ứng.
Trên cơ sở đó có một số giải pháp cơ bản sau nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp ở nớc ta hiện nay.
Th nhất, thống nhất hệ thống tài khoản hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp. Giải pháp này xuất phát từ thực trạng tài khoản hạch toán chi phí sản xuất áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Trong các doanh
nghiệp này, toàn bộ các chi phíphát sinh trong phạm vi phân xởng, bộ phận sản xuất từ chi phí NVLTT, chi phí NCTT đến chi phí SXC đợc tập hợp vào đây. Điều này gây nhiều khó khăn cho kế toán trong việc phân biệt chi phí và thu thập thông tin chi phí từng loại.
Cần khẳng định rằng, giải pháp này không phủ nhận tính đặc thù về hoạt động, quy mô, về trình độ cán bộ quản lý và trình độ của cán bộ kế toán trong từng doanh nghiệp. Bởi vì, trên cơ sở hệ thống tài khoản này, các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của mình để xác định tài khoản xử dụng cho phù hợp.
Thứ hai, thay đổi nội dung phản ánhhoặc mở thêm chi tiết của tài khoản 621. Theo chế độ hiện hành, tài khoản 621”chi phí NVLTT” dùng để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ) đợc sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Với nội dung này cuối kỳ kế toán sẽ rất khó khăn trong việc xác định giá trị sản phẩm dở dang. Bởi vì, nguyên vật liệu chính là đối tợng chế biến còn vật liệu khác lại là chi phí chế biến. Do đó khi tính giá trị sản phẩm dở dang bắt buộc kế toán phải tách rời giá trị vật liệu chính ra khỏi chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp.
Để tạo điều kiện thụân lợi cho việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, tiết kiệm công sức của kế toán, có hai phơng án để hoàn thiện tài khoản 621 sau đây:
-Mở thêm tài khoản cấp hai của TK 621: Theo phơng pháp này tài khoản 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” sẽ đợc chi tiết thành hai tài khoản cấp hai là:
TK 6211: chi phí về nguyên vật liệu chính TK 6212: Chi phí về vật liệu khác
Phơng án này không tôn trọng chế độ tài khoản kế toán hiện hành. Khi áp dụng phơng pháp này kế toán sẽ không mất thời gian vào việc tách đối tợng chế biến (nguyên vật liệu chính) và chi phí chế biến (vật liệu khác) ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nữa. Từ đó việc xác định giá trị dở dang cuối kỳ sẽ nhanh chóng và chính xác tạo điều kiện cho việc xác định giá thành kịp thời.
-Thay đổi nội dung phản ánh của tài khoản 621: Theo phơng án này tài khoản 621(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chỉ phản ánh giá trị nguyên vật liệu chính trực tiếp tiêu hao liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, hay thực hiện các lao vụ dịch vụ mà không bao gồm giá trị vật liệu khác. Giá trị các loại vật liệu khác tiêu hao liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ đợc tập hợp vào chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ phân bổ cho các đối tợng tính giá liên quan.
Thứ ba, mở thêm tài khoản 624 “ chi phí khấu hao máy móc, thiết bị chuyên dùng”
Theo chế độ tài khoản kế toán hiện hành toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở các phân xởng, bộ phận sản xuất đợc tập hợp vào TK627 – Chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ mới phân bổ cho các đối tợng liên quan. Cách làm này mặc dầu giảm đợc việc ghi chép tính toán và đơn giản trong phản ánh nhng lại giảm tính chính xác chỉ tiêu giá thành . Do vậy, cần phải thêm tài khoản 624 “ chi phí khấu hao máy móc thiếp bị chuyên dùng” để phản ánh tài khoản này.
Thứ t, phân loại chi phí ngay trong quá trình hạch toán.
Theo cách phân loại hiện nay, toàn bộ chiphí sản xuất kinh doanh (bao gồm định phí và biến phí) đợc tập hợp theo từng đối tợng liên quan mà không phân loại ngay từ khi phát sinh. Do vậy để có cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn nhất là các quyết định liên quan đến sản lợng hoà vốn, quyết định giá trong môi trờng kinh doanh.
Kế toán phải phân loại chi phí việc này vừa mất thời gian công sức vừa không chính xác. Vì vậy kế toán cần phải nên phân loại chi phí ra thành biến phí và định phí ngay từ khi phát sinh. Việc làm này hết sức dễ dàng đơn giản, tốn ít công sức vừa cung câp thông tin kịp thời lại vừa đảm bảo độ tin cậy của thông tin.
Thứ năm, mở thêm các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhu cầu cung cấp thông tin cho quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ dù hoạt động ở lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh thơng mại, dịch vụ đều… cần thiết. Bởi vậy, vấn đề đặt ra cho kế toán trong các doanh nghiệp là phải thu thập thông tin nhanh nhạy, đảm bảo độ tin cậy, tiết kiệm chi phí. Muốn vậy bên cạnh việc tổ chức chứng từ báo cáo kế toán còn phải xây dựng đợc hệ thống tài khoản hợp lý.
Có ý kiến cho rằng càng mở nhiều TK tổng hợp thì việc ghi chép càng phức tạp. Tuy nhiên cần phải thấy rằng việc mở hay không mở thêm tài khoản là do khối lợng công việc đòi hỏi. Cũng nh các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có đủ các tài khoản để hạch toán chi phí sản xuất theo nội dung và bản chất của chi phí.
Tóm lại, hoàn thiện hạch toán kế toán nói chung và hoàn thiện hệ thống tài khoản hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh nói riêng trong các doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, việc hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất cũng góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp.