Sự phân bố của ve

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa và một số phương pháp điều trị trên bò sữa tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì (Trang 27)

2.3.4.1. Phân bố theo địa lý

Khu hệ ve được phân bố khắp nơi trên thế giới, theo tổng kết của Kolin (1978 - 1984) thì trên thế giới có khoảng 608 loài và phân loài. Trong đó Việt Nam có khoảng 65 loài được tìm thấy. Do đặc điểm địa lý, địa hình, các yếu tố ngoại cảnh… ở các vùng có đặc điểm khác nhau nên thành phần loại ve, số lượng phân giống ve có sự khác nhau rõ rệt.

Theo Phan Trọng Cung và cs (1977) [], đã tổng kết theo miền địa lý cho thấy sự phân bố của ve cứng là không đồng đều: có 6 giống là có mặt ở tất cả các miền gồm: Amblyomma, Demancenter, Boophilus, Haemaphisalis,

Ixodidae, Rhipicephalus với số lượng khác nhau. Riêng giống Dermacentor

không có mặt ở đồng bằng nước ta, giống Hyalomma chỉ mới gặp ở miền Trung và Tây Nam Bộ.

Ở nước ta phổ biến nhất là hai loại Boophilus microplus và

Rhipicephalus sanguineus. 2.3.4.2. Sự phân bố ve theo mùa

Kế quả nghiên cứu của Trịnh Văn Thịnh (1963) [11], Phan Trọng Cung (1977) [2] cho thấy: Ve Boophilus ở miền Bắc Việt Nam hoạt động mạnh từ tháng 3 đến tháng 7. Cũng theo kết quả của Phan Trọng Cung cho biết ở miền Bắc Việt Nam, ấu trùng Haemaphysalis hoạt động nhiều nhất trên các loài gặm nhấm từ tháng 4 đến tháng 7, ấu trùng Ixodidae hoạt động mạnh trên các loài gặm nhấm từ tháng 11 đến tháng 12, ấu trùng và thiếu trùng Amblyomma ký sinh trên các loài ăn thịt và loài gặm nhấm vào tháng 10 đến tháng 11.

Từ kết quả của các công trình nghiên cứu trên cho thấy ve Ixodidae phân bố theo mùa và đặc trưng cho từng địa điểm tùy thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh, khí hậu của các vùng đó. Việc nghiên cứu theo mùa, địa điểm rất có ý nghĩa trong việc đưa ra quy trình phòng trừ ve.

2.3.5. Vòng đời phát triển của ve

Ve Ixodidae phát triển qua ba giai đoạn: Ấu trùng, thiếu trùng, trưởng thành, tùy loại ve khác nhau mà có sự phát triển khác nhau.

- Ấu trùng:

Ve đực và ve cái ký sinh ở ký chủ, giao cấu, sao khi hút máu nó rơi xuống đất đẻ trứng có lớp màng nhầy bảo vệ. Sau quá trình phát triển của phôi, trứng nở thành ấu trùng đói thời gian ủ trứng phụ thuộc vào từng loài và điều kiện ngoại cảnh theo Trịnh Văn Thịnh và cộng sự năm 1963 thì ve Boophilus microplus có thời gian ủ trứng trung bình là 21 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 240C (20 - 280C) ẩm độ trung bình là 86,5% (84- 90%). Ấu trùng đói thường tập trung thành từng đám màu đỏ nâu, chúng thích bám vào những vị trí thích hợp, những lá cây có nhiều lông như lá sim, lá cỏ...

hoặc những kẽ hở của chân nền chuồng, khe hở của ván, cột làm chuồng... người ta thường gọi là ve cám.

Thời gian nghỉ của ấu trùng dài hay ngắn tuỳ thuộc vào loài.Sau đó chúng bắt đầu chờ để tấn công vật chủ lúc mới bám vào vật chủ ấu trùng bò đi khắp cơ thể và tìm vị trí thích hợp để bám và hút máu. Sau một giờ thì đa số ấu trùng đã cắm kìm vào vật chủ chỉ còn 1% là bò đi lang thang trong 2 - 3 ngày. Hầu hết ấu trùng tập trung vào mặt trong vành tay vì đó là nơi kín đáo, an toàn, da mỏng và nhiều mạch máu rất thuận lợi cho ấu trùng hút máu. Thời gian bám và hút máu no gọi là bữa ăn. Bữa ăn kéo dài 3 - 13 ngày và 6 -14 ngày thì ấu trùng lột xác thành thiếu trùng. Tùy loài, nhiệt độ, độ ẩm mà thời gian lột xác khác nhau, ve Boophilus miroplus là 4 - 13 ngày còn thời gian biết thái và lột xác khoảng 9 - 27 ngày.

- Thiếu trùng:

Thiếu trùng vừa lột xác có màu vàng nhạt, không cử động sau một thời gian nó hoạt động bám vào vật chủ hút máu. Sau khi no máu thì biến thái, lột xác thành ve trưởng thành, tùy loài và điều kiện nhiệt độ, độ ẩm mà thời gian này khác nhau. Ở miền Bắc Việt Nam thời gian lột xác của thiếu trùng

B.microplus kéo dài 5 - 7 ngày (tháng 4) hoặc 14 ngày (từ tháng 5 - 8).

-Ve trưởng thành

Ve bắt đầu hút máu. Ve cái hút máu xong, khi no máu chúng rời vật chủ xuống đẻ trứng hoặc sang vật chủ khác hút máu tiếp tùy loài ve.

Thời gian hút máu no là thời gian có chửa, thời gian này dài hay tùy thuộc vào loài và ngoại cảnh. Số lượng trứng ve đẻ cũng tùy thuộc vào loài và ngoại cảnh. Ở nhiệt độ 27 - 300C, ẩm độ 83 - 99%, ve B.microplus có chửa 4 ngày, thời gian đẻ 11 ngày với số lượng trứng là 2500 trứng/ve, nhiều nhất là 3150 trứng/ve, theo Phan Trọng Cung, (1977) [2].

2.3.6. Các pha ký sinh của ve

Mỗi giai đoạn phát triển của ve cần phải có vật chủ thích hợp để thực hiện quá trình hút máu và dinh dưỡng gọi là các pha ký sinh.

Người ta căn cứ vào số lần thay đổi ký chủ trong quá trình phát triển của ve mà có thể chia làm ba pha như sau:

- Ve một ký chủ: Tất cả các giai đoạn phát triển của ve đều hút máu và biến thái ngay trên cùng một ký chủ như ve Boophilus microplus.

- Ve hai ký chủ: Từ ấu trùng no máu biến thái thành thiếu trùng no máu trên cùng một vật chủ. Khi no máu thiếu trùng rơi xuống đất biến thái thành ve trưởng thành, ve này lại tấn công một vật chủ khác.

- Ve ba ký chủ: Một giai đoạn phát triển, ve no máu đều rơi xuống đất biến thái và vào ký chủ mới. Tức là vòng đời phát triển của nó qua ba ký chủ như Amblyomminae, Rhipicephalinae..

Ở nước ta ve B.microplus là loại ve một ký chủ và ký sinh chủ yếu trên bò.

2.3.7. Chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng đường máu

2.3.7.1. Phương pháp chuẩn đoán lâm sàng

Có thể căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của con vật mắc bệnh để chẩn đoán bò sữa mắc bệnh ký sinh trùng đường máu. Tuy nhiên các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa không phải lúc nào cũng phát hiện được. Đối với bò sữa mắc bệnh ở thể mãn tính, nhìn bên ngoài thấy niêm mạc nhợt nhạt, gia súc suy yếu, suy nhược bước đi không vững, sốt gián đoạn, cũng có thể sốt cao, thiếu máu, phù thũng ở vùng bụng và chân sau, chết do kiệt sức, theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [6].

2.3.7.2. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm

Muốn phát hiện ký sinh trùng đường máu có thể áp dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nhuộm Giemsa tiêu bản máu đàn.

Để phát hiện ký sinh trùng đường máu thường áp dụng phương pháp kinh điển là nhuộm Giemsa tiêu bản máu đàn. Phương pháp này áp dụng chẩn đoán cho cả 4 bệnh ký sinh đường máu như: Tiên mao trùng, Lê dạng trùng, Biên trùng, Theileria là phương pháp đơn giản rẻ tiền và được áp dụng được nhanh trong sản xuất, tuy nhiên không chẩn đoán sớm được bệnh, theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996 ) [6]; Nguyễn Thị Kim Lan, (2008 ) [7].

2.3.7.3. Phương pháp chẩn đoán PCR (Polymerase Chain Reaction)

Định danh ký sinh trùng phân lập từ huyện Ba Vì bằng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction). PCR là phương pháp hiện đại nhất, mới được đưa vào ứng dụng để chẩn đoán và xác định loại ký sinh trùng đường máu trong những năm gần đây.

Nguyên lý của phản ứng PCR: dựa vào phản ứng chuỗi Polymerase để xác định sự có mặt ADN của ký sinh trùng đường máu ở động vật.

Phương pháp PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao. Song phương pháp này đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật cao. Hiện nay phương pháp PCR mới được thử nghiệm ở một số phòng thí nghiệm hiện đại, theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [9].

2.3.7.4. Phương pháp chẩn đoán Elisa

Phương pháp miễn dịch ELISA (Enzym Linked Immunosorbent Assay) phương pháp ELISA dùng để phát hiện kháng nguyên (còn gọi là ELISA kháng nguyên) đã được Nantulya và Lindqist mô tả năm 1989. Các báo cáo về kết quả sử dụng phương pháp này cho thấy kỹ thuật ELISA nhậy hơn so với các phương pháp giám định khác và rất đặc hiệu với các loại Trypanosoma sp…

- Nguyên lý: dùng kháng thể hoặc kháng thể kháng globulin (kháng kháng thể) có mang một enzym (phosphatase hoặc peroxydase) được gắn trên

mạnh Fc, cho kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với kháng nguyên. Sau đó, cho cơ chất sinh máu vào. Cơ chất này sẽ kết hợp với enzym và bị enzym phân hủy tạo nên máu. So sánh với màu của quang phổ kế sẽ định lượng được mức độ của phản ứng, theo Nguyễn Thị Kim Lan, (2008) [7]; Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [9].

2.3.7.5. Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm

+ Phương pháp này chỉ áp dụng được trong chẩn đoán bệnh Tiên mao trùng và Lê dạng trùng, tùy theo loài ký sinh trùng mà động vật thí nghiệm có thể là chuột bạch, chuột lang, thỏ (đối với tiên mao trùng T.evansi), bê (đối với lê dạng trùng P.bigeminum), theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [6];

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [7].

Các bước tiến hành gồm: chuẩn bị động vật mẫn cảm với ký sinh trùng định tiêm truyền, lấy máu con vật nghi mắc bệnh (sử dụng dung dịch natri citrat 2% để chống đông máu) tiêm truyền máu của con vật nghi mắc bệnh cho động vật thí nghiệm, truyền vào phúc mạc hoặc tĩnh mạch, theo dõi động vật thí nghiệm sau khi tiêm truyền (triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu động vật thí nghiệm tìm ký sinh trùng đường máu), theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [6].

2.3.7.6. Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh học

+ Phương pháp ngưng kết nhanh trên phiến kính (SAT: Slide Agglutination Test): Hòa 1 giọt huyết thanh của gia súc nghi mắc bệnh vào 1 giọt nước muối sinh lý trên phiến kính, sau đó cho 1 giọt máu chuột bạch, chuột lang hoặc thỏ (đối với tiên mao trùng T. evansi), bê (đối với lê dạng trùng P. bigeminum) nghi nhiễm vào, trộn đều, đậy la men và soi dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 20 hoặc 10 x 40). Nếu thấy ngưng kết hình hoa cúc là (+) và ngược lại (-). Phương pháp này đơn giản, dễ làm và có thể áp dụng trên diện rộng.

+ Phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp IFAT (Indirect Fluorescent Antibody Test):

+ Đây là phản ứng huyết thanh học đặc biệt có độ nhạy cao được ứng dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm và trên thực địa. Ngoài mục đích dùng làm phản ứng chuẩn để so sánh với các phương pháp huyết thanh học khác, phương pháp IFAT còn được dùng trong nghiên cứu các dòng kháng nguyên và phát hiện kháng thể, theo Luckins, (1998); Davison, (1999) [17].

Trong phương pháp IFAT huyết thanh dương chuẩn được lấy từ trâu, bò và bò sữa mắc ký sinh trùng, huyết thanh âm chuẩn được lấy từ bò, bò sữa khỏe mạnh, huyết thanh cần chẩn đoán là huyết thanh lấy từ gia súc nghi mắc bệnh.

- Cách tiến hành: Sử dụng huyết thanh dương chuẩn đã gắn với thuốc nhuộm huỳnh quang trộn với huyết thanh của động vật nghi mắc bệnh, rồi cố định trên phiến kính. Sau đó rửa sạch phiến kính để loại bỏ những kháng thể huỳnh quang không gắn với kháng nguyên rồi đem soi dưới kính hiển vi huỳnh quang. Nếu thấy kháng nguyên phát sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang là dương tính, ngược lại không phát sáng là âm tính

2.3.8. Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa

*Phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng đường máu đạt hiệu quả cao, theo Nguyễn Thị Kim Lan, (2008) [8]; Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10], đã đề nghị áp dụng các biện pháp sau:

+ Diệt ký sinh trùng trên cơ thể ký chủ:

Diệt ký sinh trùng ký sinh ở vật chủ không những ngăn chặn được tác hại gây bệnh của chúng mà còn làm cho bệnh không lây lan. Các biện pháp cụ thể là:

- Phát hiện gia súc nhiễm ký sinh trùng ở các vùng có bệnh và những vùng lân cận, nhốt riêng trong chuồng có lưới để ngăn cản côn trùng và điều trị triệt để cho gia súc bệnh.

Ở những vùng không có bệnh thì không nhập gia súc từ bệnh về, nếu thật cần thiết thì chỉ nhập gia súc khỏe (có kết quả kiểm tra âm tính với ký sinh

trùng), song vẫn cần nhốt riêng và theo dõi. Nếu không bị bệnh mới cho nhập đàn. Phát hiện và diệt những loài thú hoang nghi là nguồn tàng trữ mầm bệnh.

+ Diệt vật chủ trung gian và môi giới truyền bệnh:

Tùy vào từng loại mầm bệnh ký sinh trùng mà vật chủ trung gian là khác nhau. Đối với bệnh do lê dạng trùng, biên trùng và theileria thì tiến hành diệt ve, còn đối với bệnh tiên mao trùng thì tiến hành diệt ruồi, mòng và tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh bằng cách thay đổi sinh thái:

- Thay đổi sinh thái là thay đổi điều kiện sống, làm cho ve, ruồi, mòng và các loại côn trùng mang mầm bệnh không sinh sản, không thực hiện được chu kỳ phát triển.

- Diệt ve ở ngoài đồng cỏ và trên cơ thể bò. Khi diệt ve trên đồng cỏ có thể đốt cỏ, tháo nước vào đồng cỏ, phát quang để ánh sáng mặt trời diệt trứng ve. - Phát quang cây cối ở từng khu vực, không để nước tù đọng, ủ phân để diệt trứng và ấu trùng của ruồi, mòng, chăm sóc vệ sinh cho gia súc, bắt và tiêu diệt ve trên cơ thể gia súc… là các biện pháp hữu hiệu, tạo ra những điều kiện bất lợi cho các loại vật chủ trung gian truyền bệnh, theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [7].

+Phòng bệnh bằng hóa dược:

- Bệnh Lê dạng trùng hay sử dụng Berenil liều 0,0035 g/kg thể trọng pha thành dung dịch 7% tiêm sâu vào cơ hay vào dưới da.

- Bệnh Theileria thường dùng Berenil liều 0,0035 g/kg thể trọng, pha 1% tiêm bắp, hay dùng Hemosporidin 0,0005g/kg thể trọng.

- Bệnh Biên trùng thì hay dùng Hemosporidin 0,0005 g/kg thể trọng, pha thành 1-2% với nước cất, tiêm vào tĩnh mạch, theo Nguyễn Thị Kim Lan và Cs, (2008) [8].

*Điều trị bệnh:

+ Bệnh Lê dạng trùng:

- Berenyl: 1 lọ pha với 15ml nước cất, tiêm bắp, 1 lọ/500kg thể trọng. - Sangavet: 1 lọ pha với 15ml nước cất, tiêm bắp, 1 gói/300 kg thể trọng, tiêm liên tục 2 - 3 ngày, theo Jica và cs, (2008) [1].

- Berenyl liều 0,0035 g/kg thể trọng pha thành dung dịch 7% tiêm sâu vào cơ hay vào dưới da.

- Có thể dùng Hemosporidin 0,005 g/kg thể trọng. Pha thành dung dịch 1-2% tiêm dưới da, theo Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [7].

+ Bệnh Theileria:

- Berenyl: 1 lọ pha với 15 ml nước cất, tiêm bắp, 1 lọ/500 kg thể trọng. - Hemosporidin 0,0005 g/kg thể trọng.

- Sangavet: 1 lọ pha với 15 ml nước cất, tiêm bắp, 1 gói/300 kg thể trọng, tiêm liên tục 2 - 3 ngày theo Jica và cs, (2008) [1].

+ Bệnh Biên trùng:

- Dùng Rivanol 0,2 - 0,4 g pha với 150 ml nước, sau đó hấp cách thủy, lọc qua giấy lọc và để nguội khoảng 40 - 450C pha với 60 - 70 ml cồn 900, truyền tĩnh mạch khi nhiệt độ đạt 36 - 370C, theo Jica và cs, (2008) [1].

2.4. Một số bệnh khác trong thời gian thực tập

Trong thời gian thực tập chúng tôi gặp một số bệnh sau đây

2.4.1. Bệnh viêm phổi ở bê non

Giai đoạn chuyển mùa thời tiết ẩm và mưa phùn nhiều, chính là điều kiện để bệnh viêm phổi phát triển trên đàn gia súc, đặc biệt là đối với bê thì khả năng mắc bệnh và tỷ lệ hao hụt đàn thường cao hơn rất nhiều so với bò trưởng thành.

* Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở bê, nghé là do thay đổi thời tiết nóng, lạnh đột ngột hoặc do môi trường lạnh, ẩm ướt, ô nhiễm gây ra. Ngoài ra bệnh viêm phổi còn do vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong đường hô hấp của bê, ghé gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành bệnh như vi khuẩn liên cầu Streptococcus, vi khuẩn phế viêm Actinobacillus

pleuropneumoniae và Mycoplasma mycodes, vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus, đây là những vi khuẩn chính gây ra bệnh viêm phổi.

* Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh: 3 - 5 ngày. Ăn kém hoặc bỏ ăn, niêm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò sữa và một số phương pháp điều trị trên bò sữa tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w