Lịch khử trùng chuồng trại của trại lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

Thứ

Trong chuồng Ngoài

chuồng Chuồng bầu Chuồng đẻ Chuồng thịt

Phun khử trùng toàn

bộ khu vực, rắc vôi lối đi

và xung quanh chuồng nuôi 2 lần/tuần vào thứ 4 và chủ nhật Thứ 2 Tắm lợn, phun khử trùng Phun khử trùng, rắc vôi Phun khử trùng Thứ 3 Tắm lợn, phun khử trùng Phun khử trùng, rắc vôi Quét hoặc rắc vôi đường đi

Thứ 4 Tắm lợn, thông gầm, xả vôi xút gầm Phun khử trùng, rắc vôi, xả vôi xút gầm Phun khử trùng Thứ 5 Tắm lợn, phun khử trùng Phun khử trùng, rắc vôi Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ 6 Tắm lợn, phun sát trùng Phun khử trùng, rắc vôi Phun khử trùng Thứ 7 Tắm lợn, phun khử trùng Phun khử trùng, rắc vôi Vệ sinh tổng chuồng Chủ Nhật Tắm lợn, thông gầm, xả vôi xút gầm Phun khử trùng, rắc vôi, xả vôi xút gầm Phun khử trùng

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc khử trùng Ommicide 2 lần hằng ngày, pha với tỷ lệ 0,32 ml/1 lít nước. Phun 0,3

lít/1 m2. Ngâm khử trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống: 10 ml/ 1,5 lít nước.

- Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng.

- Định kỳ tiến hành phun thuốc khử trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

Qua bảng 3.2 ta thấy:

Mầm bệnh và các loại mầm bệnh thường gây bệnh ở vật ni có 2 loại chính là do vi sinh vật và ký sinh trùng, nhưng mầm bệnh tác hại lớn đến kinh tế là do vi sinh vật gây nên trong đó có vi khuẩn, virus và nấm gây lên bệnh truyền nhiễm.

Phương thức lây bệnh có 2 phương thức là lây trực tiếp và lây gián tiếp. Phương thức lây trực tiếp là sự lây truyền giữa con vật bệnh, chết và con vật khỏe mang trùng lây cho vật nuôi khỏe mạnh. Phương thức lây gián tiếp là giữa con vật nuôi bệnh, chết và con vật khỏe mang trùng lây sang các yếu tố trung gian truyền bệnh rồi lây sang vật nuôi khỏe mạnh. Qua 2 phương thức trên ta biết được các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể con vật như thế nào. Vậy nên ta rút ra được 3 nguyên tắc trong an toàn sinh học như sau:

+ Cách ly và kiểm soát ra, vào là bước quan trọng và hữu hiệu nhất để ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh.

+ Vệ sinh làm sạch là bước rất hiệu quả tiếp theo, có thể loại bỏ trên 80% lây nhiễm nếu tất cả chất bẩn được làm sạch.

+ Khử trùng nhằm tiêu diệt những mầm bệnh cịn sót lại, hiệu quả phụ thuộc vào chất lượng vệ sinh làm sạch.

Theo sự tìm hiểu và hiểu biết của trại đã thực hiện lịch phun khử trùng chuồng trại đầy đủ. Tuy nhiên, việc phun khử trùng chuồng trại còn tồn tại những hạn chế như việc chỉ dùng duy nhất một loại thuốc khử trùng đem lại hiệu quả

chưa cao, mầm bệnh dễ dàng thích nghi và biến đổi gây mất tác dụng của thuốc, để đạt được hiệu quả cao trong công tác sát trùng, ta nên luân phiên thay đổi loại thuốc khử trùng để đề phịng sự biến đổi, thích nghi của mầm bệnh, cần sử dụng thuốc khử trùng đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả cao.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và cơng thức tính

- Cơng thức tính:

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

Tổng số con mắc bệnh

x 100 Tổng số con theo dõi

- Tỷ lệ khỏi (%) =

Tổng số con khỏi bệnh

x 100 Tổng số con điều trị

- Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê thường sử dụng trong chăn nuôi thú y và phần mềm Microsoft Excel 2010.

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Bảy Tuân

Thu thập số liệu từ phòng Kỹ thuật của trại về số lượng đàn lợn sinh sản và số lợn con sản xuất ra trong ba năm gần đây được thể hiện ở Bảng 4.1, số liệu cho thấy quy mô lợn nái sinh sản giảm mạnh từ 521 con (năm 2018) xuống 320 con và 409 nái tương ứng với năm 2019 và từ tháng 5 - 11 năm 2020.

Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,4 - 2,5 lứa/năm. Số con sơ sinh là 13 con/đàn, số con cai sữa: 11,5 con/đàn.

Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa.

Bảng 4.1. Thống kê số lượng lợn và một số chỉ tiêu sinh sản tại trang trại Bảy Tuân, qua 3 năm (2018-11/2020)

STT Loại lợn ĐVT 2018 2019 5-11/2020

1 Lợn đực giống Con 14 7 10

2 Lợn nái hậu bị Con 75 97 92

3 Lợn nái sinh sản Con 521 320 409

4 Lợn con sơ sinh Con 13.869 8.601 5.720

5 Lợn con cai sữa Con 13.238 8.294 5.372

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại)

Nguyên nhân giảm số đầu lợn nái sinh sản là do một số nái đã già, đẻ trên 6 lứa nên loại thải. Đặc biệt trong giai đoạn này bệnh dịch tả lợn Châu Phi bùng phát và trại lợn Bảy Tuân cũng bị lây nhiễm dịch tả Châu Phi, nhiều lợn bị chết, bị hủy, không thể bổ sung lợn nái hậu bị ngay. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng lợn toàn trại bị giảm nghiêm trọng.

Qua bảng 4.1. Cho ta thấy số lượng lợn con sơ sinh con năm 2018 đạt 13869 con đến năm 2019 giảm 5.268 con còn 8.601 con, từ năm 2019 đến tháng 11/2020 đạt 5720 con. Số con con cai sữa năm 2018 đạt 13.238 con đến năm 2019 giảm 4.944 con còn 8.294 con đến tháng 11/2020 đạt 5.372 con.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái sinh sản

Trong thời gian thực tập em được phân cơng chăm sóc tại chuồng lợn nái đẻ và chuồng bầu 4 tháng. Dưới đây là bảng số lượng lợn em được trực tiếp chăm sóc tại cơ sở qua 6 tháng thực tập.

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái theo dõi và chăm sóc ni dưỡng tại trại trong 6 tháng thực tập

Tháng Nái hậu bị

(con) Nái sinh sản (con)

Tổng số (con) 6/2020 0 46 46 7/2020 0 39 39 8/2020 80 0 80 9/2020 25 152 177 Tổng 105 237 342

Kết quả bảng 4.2. cho thấy: số lợn nái đẻ em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 342 con. Những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập quen với chuồng đẻ. Để đảm bảo sự cách ly giữa các chuồng mỗi công nhân phải chăm sóc từ giai đoạn từ chuồng bầu đến khi cai sữa lợn con.

Trong q trình chăm sóc, ni dưỡng em đã được học hỏi được rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt…

Bên cạnh đó em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: Đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng

số con đẻ ra trên lứa; chuồng trại phải sạch sẽ thống mát tuy nhiên cũng khơng nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm khơng khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh; vào những ngày mùa đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con; đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con.

Tiếp theo là kết quả thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn được trình bày qua bảng 4.3:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 33 - 38)