Tỷ lệ thực hành của điều dưỡng viên lắp máy thở đạt mức độ trung bình là 12,5%,
đạt mức độ khá là 81,2%, giỏi 6,3%. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực thế của. Những lỗi mà Điều dưỡng viên mắc phải khi thực hành lắp máy thở CPAP cho bệnh nhi chưa rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ, chưa động viên an ủi bệnh nhi, chuẩn bị dụng cụ lắp máy chưa đầy đủ. Do đó, cần tập huấn lại qui trình lắp máy thở, sử dụng bảng kiểm trong quá trình thực hành lắp máy thở CPAP cho bệnh nhi, sẽ giúp Điều dưỡng viên thực hiện đạt kết quả tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
thực hành chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP đạt mức độ trung bình chiếm cao nhất 31,25%, đạt mức độ khá chiếm 62,5%. Giỏi là 6,25%
Trong quá trình giám sát kỹ thuật chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP, một số vấn đề nổi cộm lên phần ghi nhận Điều dưỡng viên thực hành chăm sóc chưa đạt kết quả chủ yếu là khâu giao tiếp với bệnh nhi, đo dấu hiệu sinh tồn, nhận định mức độ đau cho bệnh nhi. Đây thực sự là một thao tác quan trọng trong chăm sóc và theo dõi bệnh nhi thở máy CPAP và cần được nhấn mạnh lại khi tiến hành tập huấn cho các Điều dưỡng viên trong thời gian tới.
2.3.4. Kỹ năng truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho bà mẹ
Theo khảo sát nhóm nghiên cứu thấy điều dưỡng có trình độ đại học tốt nhất. Trình độ cao đẳng tốt. Trung cấp còn thấp. Xuất phát từ vấn đề trên khoa phòng nên có những buổi tập huấn cho điều dưỡng trong thời gian tới để nâng cao chất lượng điều trị ngày càng cao hơn
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM SÓC TRẺ VIÊM PHỔI THỞ MÁY CPAP CỦA ĐIỀU DƯỠNG
1. Đối với điều dưỡng
- Tuân thủ vệ sinh tay thường quy trước trong và sau khi chăm sóc bệnh nhân nhi.
- Luôn luôn nhắc nhở bệnh nhân và người nhà tuân thủ 5K đề phòng CoVid 19 tại khoa phòng và trong bệnh viện.
- Điều dưỡng không ngừng học tập nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu chăm sóc bệnh nhi. Coi nỗi đau của bệnh nhân như chính nỗi đau của mình.
- Tiếp tục đào tạo nhân viên điều dưỡng tại chỗ cũng như đào tạo tại các cơ sở y tế khác như Nhị Trung Ương về chăm sóc bệnh nhân nhi thở máy.
- Cùng với bác sĩ trưởng khoa và điễu dưỡng trưởng thảo luận các kỹ thuật mới sắp triển khai ở khoa phòng như: Lọc máu liên tục CVVH , lọc máu ngắt quãng , thay thế huyết tương, chạy Ecmo...
-Tăng cường cử nhân viên đi học nâng cao trình độ tại các trường đại học để phấn đấu 100% điều dưỡng trong khoa có trình độ đại học. Tầng bước quy hoach cán bộ cử đi học sau đại học và chuyên khoa 1 về nhi khoa.
2. Đối với khoa phòng và bệnh viện
Bệnh viện và khoa phòng tổ chức tập huấn đào tạo lại cho toàn bộ NVYT tổ chức tập huấn đào tạo lại cho toàn bộ NVYT tại khoa phòng, đặc biệt cho nhóm đối tổ chức tập huấn đào tạo lại cho toàn bộ NVYT tượng điều dưỡng, giúp họ có đầy đủ kiến thức để trong công việc hàng ngày có thể kết hợp cả công tác chuyên môn và tư vấn, GDSK cho cha, mẹ bệnh nhân.
Phân công công việc hợp lí, giảm áp lực công việc cho NVYT, tạo điều kiện cho họ tư vấn, GDSK, hướng dẫn
Khoa phòng thiết kế tờ rơi về phòng tránh viêm phổi, có thể phát trực tiếp cho cha, mẹ bệnh nhân, để tại bảng tin hoặc cửa ra vào, nơi thuận tiện cho bệnh nhân dễ dàng tìm đọc, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh minh họa, nhấn mạnh vào phần
hình ảnh để minh họa những xử trí được khuyến nghị và những xử trí không được khuyến nghị khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi.
Xây dựng nội dung online trên trang web của khoa phòng và bệnh viện, giúp người nhà bệnh nhân dễ dàng truy cập và tìm đọc tài liệu. Nội dung bao gồm nguyên nhân, tiên lượng, hướng điều trị, các biện pháp dự phòng và xử lí khi xảy ra viêm phổi. Có thể tư vấn và trả lời những câu hỏi, thắc mắc của người nhà người bệnh.
3: Các bệnh viện khác / Bảo hiểm y tế
- Với thế mạnh bệnh viện là đầu ngành về điều dưỡng của Sở Y Tế Hà Nội với nhiều chuyên khoa sâu nên lực lượng điều dưỡng có tay nghề giỏi và luôn tâm huyết với nghề sẽ là cầu nối tốt cho các bệnh viện tuyến dưới cử lên đào tạo điều dưỡng.
- Hợp tác với các tổ trức trong và ngoài nước để đào tạo các buổi ngắn ngày và dài ngày như tổ chức ADCV ( Pháp), CHU Limoges ( Pháp) , INFJ ( Nhật Bản)...
- Một số kỹ thuật cao bảo hiểm thanh toán không đủ với chi phí đầu vào vì vậy đây cũng là một yếu tố làm giảm phát triển của khoa phòng.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng chăm sóc trẻ viêm phổi thở may CPAP của điều dưỡng
- Tỷ lệ trình độ học vấn của điều dưỡng viên trong khoa còn thấp: 25% là trình độ trung cấp, 62,5% là cao đẳng, 12,5% là đại học
- Tỷ lệ các điều dưỡng viên chưa đi học các chứng chỉ nâng cao trình độ chuyên môn (chứng chỉ học > 3 tháng) chiếm cao 85,8%. Chỉ có 93,75% điều dưỡng đã tập huấn về chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP do khoa tự tổ chức, chỉ có 87,5% điều dưỡng viên đã được tập huấn về chăm sóc bệnh nhi thở máy ở Bệnh viện Nhi.
- Có 31,25 % các điều dưỡng chưa nhận định vấn đề đau của bệnh nhi và 68,75% có biết nhận định vấn đề đau của bệnh nhân.
- Tỷ lệ thực hành lắp máy thở đạt mức độ trung bình là 12,5%, đạt mức độ khá là 81,2%, giỏi 6,3%
- Thực hành chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP đạt mức độ trung bình chiếm cao nhất 31,25%, đạt mức độ khá chiếm 62,5%, giỏi 6,25%
- Kỹ năng truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho bà mẹ. Điều dưỡng có trình độ đại học tốt nhất.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc trẻ viêm phổi thở máy CPAP của điều dưỡng
- Đưa ra lộ trình đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên 100% nhân viên có trình độ đại học trong 10 năm tới. Quy hoạch cán bộ đào tạo sau đại học như Thạc sỹ và Chuyên khoa 1 về nhi khoa.
- Tổ chức các lớp đào tạo tại khoa hoặc cử lên tuyến trên đào tạo về chăm sóc trẻ thở máy.
- Luôn quan tâm đế vấn đề giảm đau cho bệnh nhân như vỗ về, an ủi....
- Tích cực tham gia các lớp tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ do khoa phòng và bệnh viện tổ chức.
- Hợp tác quốc tế với các tổ chức mà bệnh viện tổ chức như: ADCV ( Pháp), CHU Limoges ( Pháp) , INFJ ( Nhật Bản)...
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Hứa Thị Thu Hằng (2019). “Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp lực dương tục qua mũi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
2. Nguyễn Thị Kiều Nhi, Nguyễn Thiện Thuyết (2017), “Hiệu quả việc chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân tại Bệnh viện trường Đại học Y Huế”, tạp chí nghiên cứu y học số đặc biệt, Hội nghị Nhi khoa Việt Pháp lần thứ 4, tr.75 - 80.
3. Tài liệu (2018), “Kỹ thuật thở áp lực dương liên tục (CPAP)”, tài liệu chăm sóc sơ sinh – Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh hướng đến mục tiêu thiên niên kỷ 2006 – 2010, Bộ Y tế, tr 48 – 56.
Tiếng Anh
4.World Health Organization (2019). Pneumonia key facts. https://www.who.int /news-room/fact-sheets/detail/pneumonia. [truy cập ngày 20/9/2021].
5. Kosai H, Tamaki R, Saito M, Tohma K, Alday PP, Tan AG, Inobaya MT, Suzuki A, Kamigaki T, Lupisan S, Tallo V, Oshitani H. Incidence and risk factors of childhood pneumonia-like episodes in Biliran island, Philippines - A Community-Based study. PLoS ONE. 2015;10:e125009.
6. Chist MJ, Salam MA, Smith JH, et al. Bubble continuous positive airway pressure for children with severe pneumonia and hypoxaemia in Bangladesh: an open, randomised controlled trial. Lancet. 2015;386:1057–65
7. Wilson PT, Baiden F, Brooks JC, et al. Continuous positive airway pressure for children with undifferentiated respiratory distress in Ghana: an open-label, cluster, crossover trial. Lancet Glob Health. 2017;5:e615–23
8. Jensen EA, Chaudhary A, Bhutta ZA, Kirpalani H. Non-invasive respiratory support for infants in low- and middle-income countries. Semin Fetal Neonatal Med. 2016;21:181–88.
9. Smith AG, Ecklerle M, Mvalo T, et al. CPAP IMPACT: a protocol for a randomized trial of bubble continuous positive airway pressure versus standard care for high-risk
children with severe pneumonia using adaptive design methods. BMJ Open Respir Res. 2017;4:e000195.
10. Chisti MJ, Salam MA, Smith JH, et al. Bubble continuous positive airway pressure for children with severe pneumonia and hypoxaemia in Bangladesh: an open, randomised controlled trial. Lancet. 2015;386:1057–65.
11. Wilson PT, Baiden F, Brooks JC, et al. Continuous positive airway pressure for children with undifferentiated respiratory distress in Ghana: an open-label, cluster, crossover trial. Lancet Glob Health. 2017;5:e615–23.
12. Shann F, Lange T. Bubble CPAP for pneumonia: perils of stopping trials early. Lancet. 2015;386:1020–22.
PHỤ LỤC
Bảng 1: BẢNG KIỂM QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM NHẬP VỚI ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC (CPAP)
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CÓ KHÔNG
I CHUẨN BỊ
1 Người thực hiện:
01 Bác sỹ
01 điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được
đào tạo về thở máy.
2 Phương tiện
2.1
Vật tư tiêu hao - Ôxy thở máy (ngày chạy 24 giờ)
- Mũ phẫu thuật: 03 chiếc - Filter lọc khuẩn ở dây máy
thở: 01 cái
- MDI adapter: 01 chiếc - Dây truyền huyết thanh: 01
cái
- Bộ dây máy thở: 01 bộ - Găng tay vô khuẩn: 03 đôi - Khí nén (ngày chạy 24
giờ)
- Găng tay sạch: 05 đôi - Bộ làm ẩm nhiệt: 01 chiếc
- Gạc tiểu phẫu N2: 05 túi - Filter lọc bụi máy thở: 01 chiếc
- Khẩu trang phẫu thuật: 03
chiếc - Xà phòng Savondoux rửa tay - Mặt nạ mũi miệng hoặc
mặt nạ mũi
2.2 Dụng cụ cấp cứu
01 bộ mở màng phổi dẫn lưu khí
2.3 Các chi phí khác
- Tiêu hao điện, nước
- Phí hấp, rửa dụng cụ
- Xử trí rác thải y tế và rác thải sinh hoạt
3 Người bệnh
3.1 Giải thích cho Người bệnh (nếu Người bệnh còn tỉnh táo)
và gia đình/người đại diện hợp pháp của Người bệnh về sự cần thiết và các nguy cơ của thở máy. Người bệnh/đại diện của Người bệnh ký cam kết thực hiện kỹ thuật.
3.2 Tư thế Người bệnh: Người bệnh nằm đầu cao 30 - 45 độ
(nếu không có tụt huyết áp), nằm đầu bằng nếu tụt huyết áp.
4 Hồ sơ bệnh án:
Giải thích về kỹ thuật cho Người bệnh, gia đình Người
bệnh và kí cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
II CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1 Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật
2 Kiểm tra lại Người bệnh: các chức năng sống, xem có thể
tiến hành thủ thuật được không.
3 Thực hiện kỹ thuật
3.1 Đặt các thông số máy thở ban đầu:
- FiO2 100% sau đó giảm dần để duy trì FiO2 ≥ 92%
- CPAP 5 cm H2O
3.2 Đặt các mức giới hạn báo động
Đặt các giới hạn báo động, mức đặt tùy theo tình trạng bệnh
lý cụ thể của mỗi Người bệnh.
3.3 Tiến hành cho Người bệnh thở máy
3.4 Điều chỉnh thông số máy thở
- Tăng dần mức CPAP ban đầu mỗi 1cm H2O sao cho
bệnh nhi dễ chịu nhất
- Có thể tăng mức CPAP tối đa 10cm H2O
- Tìm CPAP tối ưu với FiO2 < 50% mà SpO2 > 92%, huyết
áp ổn định
III THEO DÕI
- Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2:
thường xuyên.
- Xét nghiệm khí trong máu: làm định kỳ (12 - 24 giờ/lần)
tùy theo tình trạng bệnh nhi , làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
- Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, báo động.
- X quang phổi: chụp 1 - 2 ngày/lần, chụp cấp cứu ki có
diễn biến bất thường.
IV XỬ TRÍ TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
1 Tụt huyết áp.
Xử trí: truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần.
2 Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi)
Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu, hút dẫn lưu liên tục.
3 Tổn thương phổi do thở máy: cai thở máy sớm
4 Nhiễm khuẩn liên quan thở máy: tuân thủ các nguyên tắc vô
khuẩn bệnh viện.
Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang
Bảng 2. Sự hài lòng của bệnh nhân khi điều dưỡng tư vấn giáo dục sức khỏe
( Mức 5: rất tốt/ rất hài lòng; Mức 4: Tốt/ Hài lòng; Mức 3 : chấp nhận được; Mức 2 :
Cần cải thiện/không hài lòng; Mức 1 : Rất không hài lòng)
Nội dung 1 2 3 4 5
n % n % n % n % n % 1. Lắng nghe khi NB cần hỏi.
2. Giới thiệu tên với người bệnh, người nhà khi chăm sóc 3. Câu hỏi trả lời ngắn gọn và dễ hiểu
4. Giải thích rõ khi NB, người nhà chưa hiểu.
5. Trả lời đầy đủ các câu hỏi của người bệnh, người nhà. 6. Thái độ ân cần, thân thiện 7.Xưng hô đúng mực với NB 8. Đối xử công bằng với mọi người bệnh.
9. Sẵn sàng giúp đỡ người bệnh, người nhà người bệnh với trách nhiệm cao.