Tổng đạm amôn TAN (NH3 và NH4+)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quần thể vi khuẩn chuyển háo đạm trong bùn đáy ao nuôi tôm sú (Trang 26 - 28)

Ở hai nghiệm thức bổ sung vi khuẩn Bacillus với mật độ 106 và 105 CFU/mL thì tổng đạm amon lớn hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với hai nghiệm thức 105 CFU/mL và đối chứng. Điều này cho thấy ở các nghiệm thức bổ sung Bacillus

cao thì khả năng phân hủy vật chất hữu cơ của vi khuẩn mạnh. Qua đó cho thấy việc bổ sung vi khuẩn Bacillus đã có tác dụng làm tăng quá trình amon hóa.

Hình 4.23: Biến động hàm lượng TAN

c) NO2-

NO2- trong bể ương tương đối thấp ở giai đoạn đầu, sau đó tăng cao sau 13 ngày ương do tích lũy đạm vô cơ và hoạt động của hệ thống lọc tuần hoàn (Hình 4.24). Kết quả cho thấy hàm lượng NO2- ở nghiệm thức 106 CFU/mL và 105 CFU/mL lớn hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT 104 CFU/mL và ĐC. Từ sau 13 ngày ương hàm lượng NO2- có xu hướng ổn định và giảm ít.

Hình 4.24: Biến động hàm lượng NO2-

d) NO3-

NO3- tăngdần ở tất cả các nghiệm thức. Ở vào thời gian đầu chưa thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức, nhưng sau khi nối với bể lọc thì hàm lượng NO3- ở NT 106 và 105 CFU/mL cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT 104 CFU/mL và ĐC. Nguyên nhân khác biệt này là do NO2- ở

2 nghiệm thức 106 và 105 CFU/mL cao nên đã tạo ra lượng NO3- cũng cao hơn 2 NT còn lại. Do vậy hàm lượng NO3- được tạo ra nhiều hơn ở nghiệm thức bổ sung Bacillus ở mật độ cao (106 và 105 CFU/mL).

Hình 4.25: Biến động hàm lượng NO3-

4.3.1.2 Biến động mt s vi khun trong nước và giá th

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quần thể vi khuẩn chuyển háo đạm trong bùn đáy ao nuôi tôm sú (Trang 26 - 28)