Ứng dụng Stress test

Một phần của tài liệu bai_giảng_NHTW_ve_các_vấn_đề_chung_về_quản_lý_ngoại_hối,_tỷ_giá,_thị_trường_ngoại_hối,_dự_trữ_ngoại_hối_của_Việt_nam2021 (Trang 73 - 74)

+ Do Var có nhược điểm là không tính đến các điều kiện thị trường bất thường. Trong các trường hợp này, Stress test thường được sử dụng như một công cụ bổ trợ để đánh giá tổn thất đối với danh mục. Stress test có thể được đánh giá đối với riêng rẽ từng loại rủi ro như rủi ro tỷ giá, lãi suất, tín dụng hoặc đánh giá tổng thể.Tình huống đặc biệt có thể là một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ như khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008 hoặc dựa trên một số sự kiện là hậu quả của sự kiện này.

+ Trong khi Var cho biết mức độ tổn thất tối đa với một độ tin cậy nhất định 95% hoặc 99% và không đánh giá được hết khi thị trường biến động bất thường thì stress test giúp nhà quản lý lượng hóa tổn thất có thể xảy ra trong những trường hợp bất thường 5% hay 1% mà Var không tính đến. Hiện nay, việc quản lý rủi ro thị trường của danh mục thường áp dụng kết hợp cả Var và stress test.

+ Gần đây, trên cơ sở quy định của khuôn khổ pháp lý mới về quản lý dự trữ ngoại hối, NHNN đã thực hiện bóc tách tài sản để theo dõi ổn định dòng tiền của từng loại tài sản theo từng quỹ. Đây là cơ sở để NHNN có thể ứng dụng các tính toán định lượng vào phân tích rủi ro theo từng hình thức, từng công cụ đầu tư, từ đó xác định mức độ rủi ro chấp nhận được của cả danh mục khi điều kiện về cơ sở hạ tầng và năng lực quản lý tài sản đã được nâng cao.

Sự thay đổi trong chiến lược đầu tư DTNH của một số NHTW

Bối cảnh kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu bai_giảng_NHTW_ve_các_vấn_đề_chung_về_quản_lý_ngoại_hối,_tỷ_giá,_thị_trường_ngoại_hối,_dự_trữ_ngoại_hối_của_Việt_nam2021 (Trang 73 - 74)