Theo thông tin từ Hiệp hội điều Việt Nam Vinacas, mức tiêu thụ điều của thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua cùng với những chính
sách kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu nói chung và hạt điều nước ta nói riêng khiến cho việc xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn.
Thứ nhất, về thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, các loại nông sản (bao gồm cả hạt điều) xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng mức thuế ưu đãi 0%. Nhưng mức thuế thực tế đối với mặt hàng điều Việt Nam Trung Quốc đã nâng mức thuế giá trị gia tăng lên 17%, do đó mức thuế phải chịu tăng chứ không giảm. Do đó nhà xuất khẩu hạt điều ở Việt Nam và nhà nhập khẩu hạt điều Trung Quốc buộc phải tính toán để có được giá thành phù hợp với lợi nhuận.
Thứ hai, trước đây phần lớn Trung Quốc nhập khẩu hạt điều của Việt Nam dưới dạng sản phẩm thô chưa qua xử lý. Điều này giúp cho sản lượng xuất khẩu tăng và được coi là một lợi thế nhưng vài năm trở lại đây Trung Quốc từ chối nhập khẩu loại hàng này. Như vậy Việt Nam mất đi một thị trường tiềm năng nhập khẩu mặt hàng cấp thấp.
Thứ ba, Trung Quốc thực hiện một loạt các chính sách gia tăng kiểm soát nguồn gốc đầu vào của các loại nông sản nhập khẩu từ Việt Nam. Với ngành điều, sẽ không được hưởng ưu đãi bởi quy định 70% hàm lượng giá trị gia tăng phải được sản xuất và thu hoạch tại Việt Nam nếu sử dụng nguyên liệu đầu vào từ Châu Phi.
Ngoài ra, trước đây thủ tục thanh toán giao dịch khi mua bán với các thương lái doanh nghiệp Trung Quốc rất đơn giản thậm chí có thể ký kết ngay lập tức nhưng nay thì hồ sơ thủ tục càng ngày càng phức tạp kèm theo nhiều điều kiện hợp đồng. Vì vậy mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng mất đi vị thế và chỗ đứng của mình, trong 6 tháng trở lại đây
chỉ còn chiếm 8% thị phần xuất khẩu nhân điều thay vì 12-13% như các năm trước.
2.6. Thị trường tiêu thụ mặt hàng hạt điều Việt Nam tại Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất
của Việt Nam. Nguyên nhân khiến cho việc thị trường Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hạt điều ở Việt Nam là vì:
• Hạt điều Việt Nam có nhiều thành phần dinh dưỡng cao như là axit béo tốt có tác dụng chống oxy hóa cao; nhưng lại không chứa cholesterol gây hại. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, hạt điều Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe đối với người Trung Quốc và đồng thời được xem là thực phẩm lành mạnh khiến cho Trung Quốc nhập khẩu hạt điều Việt Nam nhiều hơn.
• Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh. Trung Quốc đã áp thuế nhập khẩu tới 50% với hạt hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ. Mức thuế quá cao này đã khiến cho lượng hạnh nhân từ Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc giảm mạnh.
• Ngoài ra, theo đại diện Vinacas, để bù đắp sự thiếu hụt các loại hạt nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc có sẽ tăng nguồn nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần xem xét kỹ lưỡng khi bán hàng cho thị trường Trung Quốc để tránh rủi ro.
- Giá cả hạt điều của Việt Nam tại Trung Quốc năm 2020 giao động khoảng 20 – 25 tệ/ nửa kg đối với loại hạt điều thường. Loại chất lượng cao là từ 30 tệ trở lên tức là khoảng 100.000 VNĐ. Nhu cầu tiêu dùng hạt điều Việt Nam tại Trung Quốc giảm xuống do tác động của đại dịch covid 19 khiến cho chính phủ nước
Trung Quốc phải đưa ra chính sách cách ly làm người tiêu dùng không thể thực hiện mua sắm được nữa.
Việc ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng cụ thể lượng nhập khẩu và giá trị nhập khẩu của Trung Quốc về mặt hàng hạt điều Việt Nam bị giảm xuống là một trong những thị trường quan trọng nhất của hạt điều Việt Nam. Đồng thời yêu cầu của phía Trung Quốc đối với lượng hàng nhập khẩu Việt Nam ngày càng khắt khe, mà Việt Nam lại không có nhiều sản phẩm đáp ứng được yêu cầu, nên tỷ lệ nhập khẩu vào Trung Quốc giảm mạnh năm 2020.
Về số liệu cụ thể, trong nửa đầu năm nay, lượng hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 30%, giá trị xuất khẩu giảm mạnh 44%, gần như “giảm một nửa”. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Trung Quốc cao tới 58%.
Qua nguồn thông tin về thị trường Trung Quốc trên ta có thể thấy nhu cầu về mặt hàng hạt điều Việt Nam của Trung Quốc đang có xu hướng giảm do chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu. Đây là điều đáng lo ngại đối với ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2020, vì lượng hạt điều thô nhập khẩu từ Châu Phi tăng lên do các công ty Việt Nam chưa chủ động nguồn nguyên liệu. Mà chất lượng hạt điều ở Châu Phi không cao như hạt điều của Việt Nam nên Trung Quốc mới phải hạn chế nhập khẩu điều từ Việt Nam do Việt Nam đã sử dụng nguồn nguyên liệu hạt điều Châu Phi thay thế để xuất khẩu.
Do đó ngành điều Việt Nam nếu muốn tăng được thị phần xuất khẩu của mình sang Trung Quốc hơn nữa thì phải nâng cao năng suất, chất lượng các vườn điều, cải tạo vườn điều năng suất thấp. Đồng thời phải đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu, giữ được sức cạnh tranh về chất lượng và giá, có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa lẫn quốc tế trong bối cảnh thương mại quốc tế đang gặp nhiều khó khăn năm 2021.
CHƯƠNG 3: TÍNH KHẢ THI CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT ĐIỀU VIỆT NAM ĐẾN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
3.1. Giới thiệu về công ty xuất khẩu hạt điều
1. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH TTHHP
2. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: TTHHP Limited Liability Company
Tên viết tắt: TTHHP CO., LTD
3. Đại diện được ủy quyền: Ông Trịnh Văn Hùng
Chức vụ: Giám đốc điều hành
4. Trụ sở chính: 96 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 039.290.7681
Telex: (84)-2252.262.282
Fax: (84)-2252.969.868
E-mail: tthhpvietnam@gmail.com
5. Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh nông sản 6. Giấy phép thành lập công ty:
Số giấy phép thành lập công ty: 01056969688
Đăng ký tại: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng
Ngày đăng ký: 15/06/2017
Vốn đăng ký: 10.000.000.000 VNĐ (Mười tỷ Việt Nam đồng)
Nơi mở tài khoản: Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải Phòng
7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
3.2. Giới thiệu hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều Việt Nam đến thị trường Trung Quốc của công ty
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI MUA BÁN
Số hợp đồng: AU-1951 Ngày 27 tháng 5 năm 2020
Người mua: China Fresh Food Import Export Trading Service CO., LTD
Sđt: (+86) (21) 2211 5566 Fax: (+86) (21) 2211 5588
Địa chỉ: 38F, Plaza 68 Tower I 1266 West Nanjing Road
Người bán: Công ty TNHH TTHHP Sđt: 039.290.7681
Fax: (84)-2252.969.868
Địa chỉ: 96 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam Đại diện bởi: Ông Trịnh Văn Hùng
BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH – KÉ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KINH
Shanghai, 201040 China Đại diện bởi: Mrs Ling – Giám đốc
Hợp đồng này dựa trên sự nhất trí giữa người mua và người bán, trong đó người mua đống ý mua và người bán đồng ý bán hàng hóa được quy định theo điền khoản và quy định dưới đây:
1. 2. 3. 4. HÀNG HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM HÀNG HÓA SỐ LƯỢN G (MT) ĐƠN GIÁ (USD/MT CIF Shanghai) TỔNG CỘNG (USD)
Tên hàng: Hạt điều nhân Việt Nam
Phẩm chất hàng hóa:
- Mặt hàng: Hạt điều nhân đã qua chế biến
- Quy trình chế biến: hạt điều rang
- Trạng thái: khô - Phân loại: W2404
- Màu sắc: ngà voi nhạt - Xuất xứ: Việt Nam - Độ ẩm: 5% Tối đa - Lốm đốm: 1% Tối đa - Bị vỡ: 5% Tối đa
- Năm sản xuất: năm hiện tại
100 MT 7043 USD/MT CIF Shanghai
704.300 USD
Bằng chữ: Bảy trăm linh tư nghìn ba trăm đô la Mỹ.
5. NGUỒN GỐC XUẤT XỨ: Việt Nam 6. ĐÓNG GÓI:
Chi tiết đóng gói: trong bao PE hoặc hộp thiếc, 11,34kgs/hộp, 2 hộp/thùng, 1100 thùng/công
7a. CẢNG GIAO HÀNG: Cảng ở Việt Nam CẢNG DỠ HÀNG: Cảng ở Trung Quốc 7b. CẢNG ĐÍCH: Shanghai (Thượng Hải) 8. NGÂN HÀNG THÔNG BÁO:
VIETCOMBANK
198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Swift: BFTVVNVX
Tel: 84-24-39343137 Fax: 84-24-38269067
USD: IBANumber: VCB91982A949918291
9. THỜI GIAN GIAO HÀNG:
Sau 3 tuần kể từ ngày mở thư tín dụng L/C
Không được phép vận chuyển từng phần. Được phép chuyển tải. Miễn phí 14 ngày lưu bãi tại cảng đích.
10. BẢO HIỂM:
Trách nhiệm thuộc về người mua bảo hiểm theo các điều khoản của C&F sau khi hàng được vận chuyển. Trong các điều khoản CIF, trách nhiệm thuộc về
người bán bảo hiểm cho 110% giá trị của hóa đơn bao gồm các rủi ro trên biển và chiến tranh theo các điều khoản sau đây: INSTITUTE CARGO LAUSES A (ICC-A), INSTITUTE WAR CLAUSES - điều kiện bảo hiểm chiến tranh, INSTITUTE STRIKES CLAUSES - điều kiện bảo hiểm đình công.
11. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN
Toàn bộ giá trị hợp đồng được thanh toán bằng một thư tín dụng (L/C) trả ngay, không hủy ngang cho bên bán qua VietcomBank.
L/C bao gồm tổng giá trị của hợp đồng được mở trong vòng 7 ngày kể từ ngày người mua nhận được B/L. L/C có hiệu lực và hết hiệu lực cao nhất 16 ngày kể từ ngày phát hành.
L/C thông báo qua ngân hàng VietcomBank.
Xuất trình chứng từ trong thời gian chậm nhất 22 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn.
12. GIẤY TỜ BÁN HÀNG
Người bán cung cấp cho người mua các giấy tờ sau:
1) Một bộ (3/3) chứng từ vận tải gốc được đóng dấu “FREIGHT PREPAID”
2) 3 bản gốc hóa đơn thương mại có mã số hợp đồng 3) 3 phiếu đóng gói bản gốc
4) Giấy chứng nhận số lượng 5) Giấy chứng nhận kiểm dịch 6) Giấy kiểm tra an toàn thực phẩm
7) Bản copy fax gửi đến người mua, thông báo về việc vận chuyển ngay sau việc vận chuyển được tiến hành
8) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
13. VẬN CHUYỂN
Đối với vận chuyển bằng đường biển theo điều khoản C&F/CIF: Người bán sẽ vận chuyển hàng trong khoảng thời gian nhất định tương ứng với các điều khoản trong hợp đồng này.
Người mua sẽ lấy hàng trong thời gian giao hàng đã được xác định bởi hãng tàu. Và chịu trách nhiệm các phí phát sinh và các tổn thất về thương mại nếu hàng hóa không được lấy trong thời hạn lưu kho miễn phí.
14. THÔNG BÁO GIAO HÀNG
Trong vòng 2 ngày làm việc tính từ khi tầu dời cảng (được hiểu là ngày ký phát vận đơn), Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: Số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số lượng, số kiện, trọng lượng và kích thước từng kiện. Tổng trọng lượng, giá trị hóa đơn, Tên tầu, cơ và quốc tịch tầu, số vận đơn, thời gian dự kiến tầu tới đích.
15. KIỂM TRA HÀNG HÓA
Nhà sản xuất hoặc người bán sẽ đảm bảo hàng hóa đạt đủ các tiêu chuẩn đã được đặt ra trong điều khoản 1 và 2 của hợp đồng này trước khi giao hàng. Nếu sau khi hàng đến, ngoại trừ khi lỗi thuộc về công ty bảo hiểm, hãng vận chuyển hoặc lỗi nội ẩn của hàng hóa. Thì bất kì sự sai lệch nào được phát
hiện liên quan đến chất lượng, đặc điểm hàng hóa theo khoản 16 thì người mua có quyền khởi kiện người bán theo điều khoản 17 của hợp đồng này.
16. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
Người bán đảm bảo rằng hàng hóa tuân theo các quy định về chất lượng và đặc điểm của hàng hóa theo điều khoản của hợp đồng. Mọi hàng hóa có sự thay đổi về màu sắc, trạng thái, đặc điểm thì sẽ bị từ chối.
17. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Trong vòng 30 ngày sau khi hàng hóa cập cảng, nếu số lượng, đặc điểm hoặc chất lượng không theo yêu cầu thì người mua sẽ khởi kiện người bán. Ngoại trừ trường hợp đòi bồi thường đối với bên bảo hiểm hoặc chủ tàu. Yêu cầu bồi thường không thể tạm hoãn việc thanh toán toàn bộ đơn hàng đã được đặt ra trong hợp đồng. Số lượng kiện lưu ý trong danh sách đóng gói không có dấu hiệu của trọng lượng và không thể được sử dụng để yêu cầu khởi kiện. Cho đến khi người mua chưa thanh toán đầy đủ giá trị hóa đơn thì hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của người bán. Người bán có thể làm những gì tốt nhất đối với hàng hóa bao gồm việc lưu kho hoặc bán lại với khách hàng khác. Người mua sẽ chịu trách nhiệm cho bất cứ chi phí phát sinh thêm hoặc tổn thất có thể xảy ra qua việc bán lại. Tất cả các yêu cầu về trọng lượng dựa trên ghi chú của cầu cân, không phải số kiện. Phần tram độ ẩm được đo đạc ở cảng xếp hàng.
Bất cứ yêu cầu bồi thường nào chi tiết liên hệ với văn phòng đại diện.
18.1 Trong bất kỳ trường hợp nào ngoài sự kiểm soát của mỗi bên, làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện tất cả hoặc một phần hợp đồng của mỗi bên thì thời gian quy định thực hiện nghĩa vụ này sẽ được gia hạn dài ra bằng với khoảng thời gian do hậu quả của trường hợp bất khả kháng gây ra. Những sự kiện mà (sau đây gọi là “Bất Khả Kháng”) bao gồm nhưng không giới hạn bởi:
18.2 Thiên tai bao gồm: Bão, động đất, lũ lụt hay bất kỳ hình thức nào khác do thiên nhiên gây ra mà sức mạnh và sự tàn phá của nó không thể lường trước hoặc chống lại được.
18.3 Chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố), chiến sự, xâm lược, hoạt động của kẻ thù bên ngoài, đe dọa hoặc chuẩn bị chiến tranh, bạo động, khởi nghĩa, xáo trộn công cộng, nổi loạn, cách mạng, nội chiến, các đình công, phá hoại của công nhân.
18.4 Mặc dù đã đề cập ở trên, không bên nào được miễn trách nhiệm thanh toán các khoản đáo hạn cho nghĩa vụ của mình vì bất cứ lý do Bất khả kháng.
18.5 Trong trường hợp bất khả kháng, các bên sẽ thông báo cho nhau về các biến cố của trường hợp này, và cả những hậu quả có thể xảy ra cho việc thực hiện hợp đồng này trong vòng 20 ngày kể từ khi xảy ra biến cố. Thời gian giao hàng trong trường hợp này sẽ được kéo dài với sự nhất trí của hai bên.
18.6 Nếu các tình huống do bất khả kháng gây ra kéo dài hơn 6 tháng, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng sẽ được xem xét một cách hợp lý và thống nhất hòa thuận giữa hai bên.
19.1 Mọi vấn đề khác biệt hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hay các văn bản thỏa thuận có liên quan đến việc thực thi hợp đồng sẽ được giải quyết bằng sự nỗ lực hòa giải giữa các bên.
19.2 Bất kỳ tranh chấp hay khác biệt có liên quan đến hợp đồng mà không thể giải quyết trên cơ sở hòa giải thì sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế ở Việt Nam (Gọi tắt là luật) với ba trọng tài bổ nhiệm theo quy định của Luật.
19.3 Địa điểm phân xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế của Việt Nam đặt ở văn phòng thương mại và công nghiệp nước Việt Nam. Luật tố tụng của Việt Nam sẽ được áp dụng trong trường hợp Luật trọng tài không