Bệnh về hệ thần kinh, vận động

Một phần của tài liệu Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú y vnpet thái nguyên (Trang 37 - 41)

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó

2.3.5. Bệnh về hệ thần kinh, vận động

2.3.5.1. Bệnh Care

Theo Nguyễn Như Pho (2003) [17], bệnh Care là một trong số các bệnh gây tỷ lệ chết cực cao trên chó, tác hại nặng nhất là trên hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

* Nguyên nhân gây bệnh

Do virus thuộc nhóm Paramyxo virus. Nó xâm nhập qua đường hơ hấp, tiêu hóa và qua da. Đầu tiên khi xâm nhập vào, virus nhân lên ở các mô bạch huyết đường hơ hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiết của mắt, mũi, nước bọt, phân, nước tiểu…

* Triệu chứng chủ yếu

- Bỏ ăn, sốt, tiêu chảy, phân có máu, màu phân nâu đen hoặc màu cà phê. - Viêm đường hơ hấp, mũi xanh, mắt có dử, kèm nhèm…

- Mụn mủ xuất hiện ở các vùng da mỏng như: da bụng, háng. Lúc đầu viêm đỏ, sau đó hình thành mủ rồi vỡ ra và khơ lại.

- Gang bàn chân có thể tăng sinh, dầy lên, cứng và nhám.

- Khi nặng lên có các triệu chứng thần kinh như miệng nhai liên tục, cứng hàm, run từng cơn hoặc 2 chân trước giật từng hồi như bơi trong khơng khí. Giai đoạn này thường rất khó chữa.

* Điều trị

Khơng có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tuy nhiên có thể sử dụng phác đồ can thiệp để điều trị triệu chứng. Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm.

- Hộ lý và chăm sóc tốt: khơng cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh. Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt.

30

+ Kháng sinh không điều trị được nguyên nhân do virus. Việc sử dụng kháng sinh là điều trị nguyên nhân vi khuẩn kế phát. Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc. Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin, enrofloxacin,..

+ Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

+ Dùng thuốc chống nôn: atropin, vincomid tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

+ Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: diosmectite, men tiêu hóa…

+ Nếu có triệu chứng thần kinh tiêm thuốc an thần, giảm co giật: anagil + Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B.complex, vitamin B1, B6, B12. + Cầm máu bằng vitamin K, transamin

Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 - 10 ngày. Bệnh có thể dai dẳng, chuyển biến từ thể tiêu hóa sang hơ hấp rồi đi vào thần kinh.

2.3.5.2. Chứng co giật động kinh * Nguyên nhân

Di chứng của bệnh care, chấn thương ảnh hưởng vùng não bộ, chấn thương ảnh hưởng dây thần kinh.

Do viêm màng não. Với các triệu chứng điển hình như: đi lại khó khăn, cơ thể rung giật, đi đứng siêu vẹo, kêu la, sợ sệt…

* Điều trị:

Tiêm diclofenac, dexamethasol

Thuốc bổ thần kinh H5000 (B1, B6, B12).

2.3.5.3. Bệnh viêm cột sống

* Nguyên nhân: Do chấn thương, do bị nhiễm khuẩn hoặc do chế độ

31

* Triệu chứng điển hình: Mắt lồi, chảy nước mắt, cột sống biến dạng

cong võng, bí đại tiểu tiện.

* Điều trị: Tỷ lệ điều trị thành công thấp.

Tiêm lincomycin, diclofenac, dexamethasone, H5000 (B1, B6, B12). Kết hợp thông tiểu và thụt trực tràng.

2.3.5.4. Chứng co giật động kinh + Nguyên nhân:

Di chứng của bệnh care, chấn thương ảnh hưởng vùng não bộ, chấn thương ảnh hưởng dây thần kinh.

Do viêm màng não. Với các triệu chứng điển hình như: đi lại khó khăn, cơ thể rung giật, đi đứng siêu vẹo, kêu la, sợ sệt…

+ Điều trị:

Tiêm các thuốc an thần, giảm đau: anagil, acepromazine maleate + atropin. Thuốc bổ thần kinh H5000 (vitamin B1, B6, B12).

Tiêm hoặc truyền calcium gluconat, calcium glucoheptonate, Butaphosphan,…

2.3.5.5. Chứng bại liệt + Nguyên nhân:

Do nhiều nguyên nhân gây ra, do di chứng của bệnh, chấn thương, tiêm vào dây thần kinh, liệt sau đẻ, liệt do thiếu canxi, liệt do phong tà xâm nhập.

+ Điều trị: Châm cứu đơn thuần, châm cứu kết hợp với thuốc. 2.3.5.6. Bệnh thiếu canxi sau đẻ - Sốt sữa

Theo Cù Xuân Dần và cs (1975) [4], bệnh rất hay xảy ra với chó mẹ sau đẻ từ 15 ngày trở ra, cũng có trường hợp bị vài ngày sau khi sinh. Do chúng cho con bú quá mức, hệ thống tiết sữa cơ thể chó mẹ phải tăng tốc quá tải, lượng canxi trong máu bị mất cân bằng đột ngột.

32

hoảng loạn thần kinh, toàn thân co cứng, run rẩy, loạng choạng đổ ngã. Tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh sốt giật canxi thường gặp ở những chó mẹ sữa tốt, rất ham và quấn con, khéo chăm con, nuôi nhiều con và đàn con rất mập (gọi là "bụ sữa"). Hoặc đàn con quá lớn (trên 2 tháng tuổi) vẫn để bú mẹ. Tổng trọng lượng chó con lớn hơn 30% trọng lượng chó mẹ, có trường hợp cịn nặng hơn cả chó mẹ. Vì thế trong đàn chó ni tự nhiên, để tự bảo vệ mình, chó mẹ thường phải "chạy trốn" chó con bằng cách nhảy lên chỗ cao, chó con khơng bú được.

* Điều trị:

- Hạ nhiệt độ bằng cách chườm lạnh. - Dùng hạ sốt: Flunicin, gluco K-C

- Truyền tĩnh mạch canxi chloride kết hợp truyền vitamin C.

- Truyền dịch: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% hoặc glucose 10% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

33

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Chó nội và chó ngoại.

Một phần của tài liệu Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú y vnpet thái nguyên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)