Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tạ

Một phần của tài liệu Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú y vnpet thái nguyên (Trang 53)

phòng khám Thú y

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó tại phòng khám Thú y Tháng 6 7 8 9 10 11 Tổng

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, phòng khám đã tiếp nhận 100 con chó đến khám chữa bệnh. Qua theo dõi ở các tháng em thấy, các tháng trong năm chó đều có thể nhiễm bệnh đường tiêu hóa, tuy nhiên chó nhiễm bệnh cao nhất thường vào tháng 6 vì đây là thời điểm thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ cao,

nắng mưa thất thường do vậy chó rất dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa nói chung. Vì vậy ở thời điểm này chủ nuôi chó cần chú trọng hơn đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng chó để phòng tránh chó nhiễm bệnh.

Bệnh đường tiêu hóa là một trong những bệnh nguy hiểm ở chó, nếu không phát hiện kịp thời chó sẽ bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, chúng sẽ bị yếu dần và chết. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường tiêu hoá ở chó đến khám từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020 được trình bày ở bảng 4.8.

4.6.2. Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó tại phòng khám Thú y

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó tại phòng khám Thú y Chỉ tiêu Phác đồ điều trị Tên bệnh Glucose5% LactateRinger Rối loạn T-5000

tiêu hóa Atropin

Han-Tophan Men tiêu hóa

Kết quả bảng 4.9 cho thấy: có 100 con chó mắc hội chứng bệnh rối loạn tiêu hóa đến khám có biểu hiện nôn, bỏ ăn, tiêu chảy. Sau khi được điều trị theo phác đồ của phòng khám sử dụng ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5%

bổ sung nước và chất điện giải cho chó, T-5000 (tylosin tartrate, sunfamethoxazol) điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, atropin tác dụng giảm co thắt và viêm loét dạ dày, bổ sung Han-Tophan và men tiêu hóa liệu trình 3 - 5 ngày có 96/100 (96%) con khỏi bệnh.

4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng ở chó đến khámchữa bệnh tại phòng khám Thú y chữa bệnh tại phòng khám Thú y

4.7.1. Tình hình mắc bệnh ký sinh trùng ở chó đến khám chữa bệnh tạiphòng khám Thú y phòng khám Thú y

Bảng 4.10. Tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng trên chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y Ghẻ demodex canis Tháng 6 7 8 9 10 11 Tổng

Qua bảng 4.10 cho thấy, trong thời gian theo dõi từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020 có tổng cộng 42 chó nuôi có các biểu hiện ngứa, mụn đỏ, da đóng vảy và viêm da đến thăm khám và điều trị tại phòng khám thú y Vnpet Thái Nguyên.

Chó luôn ngứa ngáy, khó chịu, thường phải dùng chân gãi hay dùng răng gặm cắn vào chỗ ngứa. Có hiện tượng dịch rỉ viêm tiết ra trên bề mặt da, lâu dần khô lại đóng thành vảy kể lại có mủ đặc bên trong. Chó ngứa ngáy, gãi liên tục làm mụn vỡ loét ra.

Bệnh ghẻ demodex thường ký sinh ở bao lông (màng bọc xung quanh chân lông) trong hoặc tuyến mỡ dưới da của chó và xuất hiện ở hai dạng:

- Dạng ghẻ khô: thấy chó rụng lông trên da trán, mí mắt, bốn chân da dày cộm thành màu đỏ sẫm. Chó bị ngứa thường phải đưa chân lên để gãi

- Dạng ghẻ mủ: Trên da xuất hiện những mụn mủ sưng mọng, bên trong chứa đầy mủ sánh, màu vàng xám. Tại những vùng này da nhăn nheo, lông rụng, lâu ngày các tổ chức chết cùng với dịch viêm bết lại tạo thành các vảy khô cứng và dày cộp lên.

4.7.2. Kết quả điều trị bệnh ký sinh trùng cho chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y

Bảng 4.11. Kết quả điều trị một số bệnh ký sinh trùng cho chó tại phòng khám Thú y Chỉ tiêu Tên bệnh Ghẻ Demodex Ghẻ Sarcoptes

Sau khi được chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm, em đã sử dụng phác đồ điều trị bệnh ký sinh trùng cho 42 con chó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 Kết quả bảng 4.11 cho thấy 25 con chó mắc bệnh ghẻ Demodex và 17 con chó mắc bệnh ghẻ Sarcoptes chúng thường có triệu chứng ban đầu là rụng lông, da đóng vảy và tiết dịch, sau khi điều trị theo phác đồ của phòng khám uống 1 viên Bravecto theo cân nặng của chó, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn 100% và mọc lông trở lại sau 1 tháng.

Kết quả nghiên cứu của chúng em phù hợp với kết quả nghiên cứu Phan Thị Hồng Phúc và cs. (2018) [30], dùng thuốc Bravecto điều trị cho chó mắc bệnh demodex, kết quả 100% chó khỏi sau điều trị.

Kết quả bảng 4.11 cho thấy phác đồ điều trị bệnh ký sinh trùng ở phòng khám rất hiệu quả tỷ lệ khỏi bệnh cao đạt 100%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực tập, em nhận thấy mình đã trưởng thành hơn về nhiều mặt và bằng sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Điều quan trọng là em đã rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích giúp nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp, rèn luyện cho mình tác phong đúng đắn, qua đó giúp em càng trở nên yêu nghề hơn.

- Hoạt động phòng và điều trị bệnh cho chó tại khu vực Thái Nguyên ngày càng được quan tâm và chú trọng. Chó được tiêm phòng vắc-xin ngày càng tăng, chủ yếu là giống chó cảnh được quan tâm hơn.

Đối với chó đến tiêm phòng vắc-xin tại phòng khám thú y có 359 con - Với các nhóm bệnh thường gặp khi sử dụng phác đồ điều trị tại phòng khám thú y Vnpet Thái Nguyên tỷ lệ khỏi tương đối cao cụ thể như:

+ Bệnh Ký sinh trùng có 42 con điều trị thì cả 42 con đều khỏi đạt tỷ lệ 100%.

+ Bệnh đường tiêu hóa có 100 con điều trị thì có 96 con khỏi đạt tỷ lệ 96%.

+ Bệnh đường hô hấp có 98 con điều trị thì có 89 con khỏi đạt tỷ lệ 90,81%.

+ Bệnh truyền nhiễm parvo virus có 97 con điều trị thì có 78 con khỏi đạt tỷ lệ 80,41%.

Đối với các bệnh thường gặp khi sử dụng phác đồ điều trị tại phòng khám thú y đạt kết quả rất cao nên phòng khám thú y đang là một địa chỉ khám và chữa bệnh cho chó rất uy tín ở trong thành phố Thái Nguyên

5.2. Đề nghị

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức rộng rãi cho người nuôi chó để nâng cao ý thức về phòng bệnh và cách nuôi dưỡng chăm sóc hộ lý đối với vật nuôi, đặc biệt là công tác tiêm vacxin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tẩy giun sán định kỳ.

Khi điều trị cần phát hiện bệnh nhanh và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu của bệnh, áp dụng đúng nguyên lý của việc điều trị bệnh.

Cần khuyến cáo người nuôi nên tiêm phòng vacxin đầy đủ và định kỳ cho vật nuôi và nhất là chó nhỏ từ 6 tuần tới 24 tuần tuổi.

Đề nghị đối với phòng khám cần đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại hơn để đáp ứng cho việc chẩn đoán bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Biện (2001), Bệnh chó mèo, Nxb trẻ Hà Nội.

2. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), Sinh lý học gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên (2001), Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

4. Cù Xuân Dần, Trần Cừ, Lê Thị Minh (1975), Sinh lý gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh (2001), Sinh sản gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Tô Du và Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng các bệnh thường gặp, Nxb Lao động xã hội.

7. Nguyễn Bá Hiên, Trần Xuân Hạnh, Phạm Quang Thái, Hoàng Văn Năm (2010), Công nghệ chế tạo và sử dụng vacxin thú y ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội

8. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Thị Ngọc Thúy và Đặng Hữu Anh (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Đỗ Hiệp (1994), Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1992), Kỹ thuật nuôi chó cảnh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thi Ngân (2016), Ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Tài Lương (1982), Sinh lý và bệnh lý hấp thu, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016),

14. Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan, Bùi Trần Anh Đào (2016), Bệnh lý thú y II, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

15. Hồ Văn Nam (1997), Bệnh nội khoa, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 16. Y Nhã (1998), Sơ cứu cho chó, Nxb Mũi Cà Mau.

17. Nguyễn Như Pho (2003), Bệnh Parvovirus và Care trên chó, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Vũ Như Quán (2009), Nghiên cứu quá trình sinh học vết thương ở động vật và biện pháp điều trị, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

19. Vũ Như Quán, Chu Đức Thắng (2010), “Nghiên cứu biến đổi bệnh lý cục bộ của vết thương ở động vật và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Tập XVII, số 3, Hội Thú y Việt Nam.

20. Vũ Như Quán (2011), “Đặc điểm sinh lý sinh sản chủ yếu của chó và một số bài học thực tiễn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIII, số 7, Hội Thú y Việt Nam.

21. Vũ Như Quán (2013), “Khám lâm sàng bệnh của chó mèo”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XX, số 8.

22. Phạm Ngọc Quế (2002), Bệnh dại và phòng dại, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 23. Huỳnh Văn Kháng (2003), Bệnh ngoại khoa gia súc, Nxb Nông Nghiệp,

Hà Nội.

24. Lê Thị Tài (2006), Một số bệnh mới do virus, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Thị Kim Lành (2009), “Nghiên cứu sự biến đổi

một số chỉ tiêu lâm sàng và thử nghiệm điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên một số giống chó nghiệp vụ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Hội Thú y Việt Nam, tập XVI số 6.

26. Nguyễn Văn Thanh, Sử Thanh Long và Trần Lê Thu Hằng (2011), “Bước đầu khảo sát tình hình đối xử với động vật (Animal Welfare) đối với

chó tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XX, số 4, Hội Thú y Việt Nam.

27. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Mai Thơ, Bùi Văn Dũng, Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Thị Lan (2015), “Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho giống chó Phú Quốc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XXII, số 8, Hội Thú y Việt Nam.

28. Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam (2016), Giáo trình Bệnh của chó, mèo, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Trịnh Đình Thâu, Phạm Hồng Ngân (2016), Bệnh truyền lây giữa động vật và người, Nxb Đại học Nông nghiệp.

30. Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Văn Lương (2018) “ Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ngoài da do Demodex canis gây ra ở chó nuôi tại Thành phố Thái

Nguyên”, Tạp chí khoa học, kỹ thuật Thú y, tập XXV, số 8, 56 – 62. 31. Nguyễn Văn Thiện (2008), Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong

chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. AI. Tài liệu tiếng Anh

32. Borge, Kaja Sverdrup, Tønnessen, Ragnhild, Nødtvedt, Ane, Indrebø, Astrid (March 2011). "Litter size at birth in purebred dogs—A retrospective study of 224 breeds".

33. Encyclopedia Britannica. (2011). “Poodle (breed of dog)” Encyclopedia Britannica Ultimate Reference Suit. Chicago.

34. Huson H.J., Parker H.G., Runstadler J., Ostrander E.A.( 2010). Genetic dissection of breed composition and performance enhancement in the Alaskan sled dog. (Alaska).

35. Mueller Ralf S, Bensignor Emmanuel, Ferrer Lluı´s, Holm Birgit, Lemarie Stephen, Paradis Manon and. Shipstone Michael A. (2011).

"Treatment of demodicosis in dogs, clinical practice guidelines",

Veterinary Dermatology, 23: e21 - 86.

36. Sudan V, Nabi SU and Vala J. (2013). "Concurrent Acarine and Mycotic Infestations in a Non Descript Male Dog and Its Successful Therapeutic Management ", J Vet Adv, 3 (9): 261 - 264.

37. Fiorucci, Fogel and Paradis. (2015). "Demodex cornei: podrían ser ácaros Demodex canis transformados, moribundos o muertos", Vet. Arg. XXXII (322)

III.Tài liệu từ internet

38. CAPC (companion animal parasite council). (2015). Ectoparasites - Demodex (Mange Mite, truy cập ngày 21/10/2015, tại trang web

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Ảnh 1: Hoạt động phòng khám Ảnh 2: Triệt sản chó đực

Ảnh 5: Phẫu thuật mổ đẻ Ảnh 6: Chăm sóc cún con sau sinh

Ảnh 7: Chó dương tính que test Parvo Ảnh 8: Chó tiêu chảy máu do parvo virus

Một phần của tài liệu Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú y vnpet thái nguyên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w