CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu TLMARDV 2021101073502 HKD2021 SHOPEE (Trang 27 - 30)

5.1 Đánh giá

Được biết Shopee là sàn TMĐT trẻ gia nhập thị trường tại Việt Nam chưa lâu nhưng những nỗ lực từ công ty đã khiến các đối thủ cùng lĩnh vực bất ngờ với tốc độ phát triển nhanh chóng. Ưu thế cạnh tranh của Shopee là họ cố gắng phát triển ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động trong khi đó các trang TMĐT khác thì đang tập trung vào xây dựng trang website của họ. Hướng đi khác biệt đã tạo nên thành công vượt bậc cho Shopee khi họ có thể nhìn nhận được xu hướng điện thoại di động phát triển mạnh thị trường lúc bấy giờ. Bên cạnh Shopee còn nhận định được sự tăng trưởng của phương thức thanh toán trực tuyến của những người dùng internet. Chiến lược marketing đặc biệt của Shopee tập trung vào việc quảng bá thương hiệu trong các TVC quảng cáo mời các gương mặt đại diện có sức ảnh hưởng lớn. Cơng ty đã có nhưng nghiên cứu về văn hóa hành vi của mỗi thị trường riêng biệt. Chẳng hạn với những khách hàng giới tính nữ tại Việt Nam có hành vi thường lướt các trang mua sắm và yêu thích việc mua hàng trực tuyến, đánh vào đó Shopee xây dựng các chiến lược giảm giá bùng nổ kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Có thể nói chiến lược giá mà Shopee xây dựng là yếu tố dẫn đến thành công cho sàn TMĐT Shopee.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay sẽ là thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh nhưng đây lại là cơ hội để Shopee tận dụng nguồn lực nhân sự xây dựng các chiến lược marketing, điều chỉnh các chiến lược phù hợp với hành vi thay đổi của người tiêu dùng. Với tình hình dịch bệnh cịn lan rộng sẽ tạo thời cơ cho doanh nghiệp phát triển thị phần rộng hơn trên sàn TMĐT tại Việt Nam. Với mức độ thông dụng của Shopee khi sử dụng nhiều phức thức thanh toán, đa dạng hàng hóa phát sinh một vài vấn đề sau: Thơng tin cá nhân (TTCN) của khách hàng có thể bị đánh cắp làm lộ ra với bên thứ 3; hàng hóa có thể sẽ bị làm giả khi bán giá quá thấp, chất lượng sản phẩm kém khiến khách hàng khơng hài lịng.

5.1.1 Đối với hành vi đánh cắp thông tin cá nhân

Hiện nay đã có một số khách hàng than phiền rằng họ liên tục phải nhận các cuộc gọi quảng cáo về các sản phẩm khơng có nhu cầu, một số kẻ xấu đã mạo danh người bán của Shopee để lừa đảo giao hàng trước bên vận chuyển để thu được số tiền của khách hàng. Thực chất thông tin của khách hàng đã bị đơn vị vận chuyển bán thông tin cho bên thứ 3. Nhiều vụ lộ thông tin cá nhân do có một số cá nhân có hành vi trái phép khi đánh cắp thông tin cụ thể của một cá nhân: họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... đa phần mọi người đều khơng muốn thơng tin cá nhân của mình phải rơi vào người khác. Điều này khiến khách hàng không tự do và không đảm bảo quyền riêng tư của họ.

Các quy định pháp luật ở nước ta về bảo vệ thơng tin cá nhân cịn nhiều vấn đề, bất cập. Theo ấn phẩm được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15 (415), tháng 8 năm 2020 cho biết, trong Luật Cơng nghệ thơng tin (Luật CNTT) năm 2006 có u cầu về việc bảo vệ thông tin nhưng chỉ quy định việc bảo vệ TTCN trên môi trường mạng mà không nêu rõ việc bảo vệ TTCN. Theo đó nhà nước đã có quy định cụ thể cho việc bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng để đảm bảo an toàn, bí mật TTCN khi tham gia các hoạt động giao dịch nói chung, cụ thể là mua sắm Shopee. Trái lại pháp luật Việt Nam việc bảo vệ TTCN còn một vài điểm hạn chế như sau: hiện tại chưa có quy định cụ thể cho việc chịu trách nhiệm bồi thường cho các cá nhân bị xâm phạm TTCN, đây là điều mà pháp luật cần nhanh chóng xử lý. Tiếp theo là các mức phạt tiền đối với hành vi thu thập TTCN trái phép “Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với việc cung cấp hoặc phát tán TTCN khi chưa có sự đồng ý của chủ thơng tin, kinh doanh trái pháp luật TTCN của người khác”, với mức xử phạt này còn nhẹ đối với các trường hợp vi phạm, Nhà nước cần có hình thức phạt mạnh để răn đe các đối tượng có hành sai trái.

Đối với Shopee, họ khơng chỉ đứng nhìn khách hàng của họ có vấn đề mà họ đã có các động thái cụ thể để giải quyết. Bộ phận chăm sóc khách hàng đã làm rõ vấn đề cho khách hàng, kiểm tra thông tin của khách hàng, thông báo đến người mua rằng TTCN bị lộ chắc chắn không phải do bên cơng ty gây ra vì họ có bộ phận xử lý dữ

liệu thơng tin chun nghiệp và chỉ có một số nhân viên đặc cấp mới được phép truy cập vào hệ thống thông tin. Nhân viên của Shopee trấn an tâm lý khách hàng và khuyên họ tạm dừng việc mua hàng tại các sàn TMĐT để TTCN của không bị tiếp tục lộ nữa. Cụ thể Shopee đã soạn những chính sách bảo mật thơng tin của các thành viên khi sử dụng kênh mua sắm của họ nhằm khẳng định với khách hàng việc công ty làm lộ TTCN của khách hàng là khó có thể xảy ra, tạo niềm tin cho người dùng Shopee.

5.1.2 Đối với việc xử lý các sản phẩm kém chất lượng, nhái các thương hiệukhác khác

Theo báo Nhân dân Điện tử (2021) cho biết, Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) cáo buộc sàn TMĐT Shopee chuyên bán hàng giả, kém chất lượng, đánh cắp bản quyền của các thương hiệu. Vấn đề này cho thấy việc pháp luật cũng như Cơng ty Shopee cần có biện pháp phịng ngừa loại bỏ vấn nạn này và có các quy định xử phạt nghiêm khắc hơn để đẩy lùi tình trạng hàng giả, hàng nhái.

Các cơ quan chức năng hiện nay liên tục truy quét các đường dây kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng tuy nhiên vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Vì thực chất cho thấy các đối tượng vi phạm có cách lưu trữ sản phẩm giả và vận chuyển hàng hóa tinh vi, kinh doanh qua các kênh mua sắm trực tuyến khiến lực lượng chức năng khó có thể kiểm tra và xử lý.

Tuy nhiên với tình trạng hàng giả được bán trên Shopee vẫn chưa xử lý triệt để. Hiện tại Shopee có bộ phận nhân viên kiểm tra hàng hố của các thành viên bán nhưng do số lượng hàng hoá q lớn có thể khiến việc kiểm sốt chưa được chặt chẽ. Đáng lo ngại có thể kể đến là các hàng hoá giả thuộc loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm thậm chí là thực phẩm... được rao bán trên sàn TMĐT khơng có nguồn gốc rõ ràng ảnh hưởng đến các thành viên mua hàng. Không chỉ vậy các thành viên là người bán cũng sẽ phải đau đầu với việc chống lại các cửa hàng bán đồ giả khác, vì sản phẩm là tài sản của một cá nhân, tổ chức đầu tư nghiên cứu sản xuất để kinh doanh. Các chủ tài khoản chính hãng đã gửi báo cáo về cho Shopee để nhờ sự trợ giúp nhưng vẫn không thể giải quyết thỏa đáng. Báo Tuổi trẻ (2021)

người bán hàng tại Shopee cho biết họ từng gửi báo cáo phản ánh vấn đề các chủ tài khoản khác đạo nhái sản phẩm của doanh nghiệp mình nhưng họ chỉ nhận lại việc các sản phẩm giả sẽ bị khóa trên sàn thương mại khơng thể giao dịch kể cả hàng chính hãng của doanh nghiệp. Tuy vậy sau một thời gian các sản phẩm giả ấy cũng được tiếp tục rao bán, vấn đề này cần được Shopee đặc biệt quan tâm để giải quyết. 5.2 Kiến nghị:

Một phần của tài liệu TLMARDV 2021101073502 HKD2021 SHOPEE (Trang 27 - 30)