CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Kế hoạch tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 38 - 43)

3.1 Nhận xét về tình hình tài chính của công ty Về tài sản Về tài sản

Tổng tài sản của công ty năm 2021 tăng so với năm 2019 và năm 2020 do công ty thực hiện đầu tư vào các dư án lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cho tỷ trọng của tài sản dài hạn tăng lên nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn nhiều hơn tài sản dài hạn. Đây là điều khó khăn đối với một doanh nghiệp gặp phải cần phải thay đổi trong các quý sau.

Từ quý 1 năm 2019 đến quý 1 2021 các khoản đầu tư ngắn hạn tăng mạnh qua từng năm. Chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn. Do số lượng cổ phiểu công ty phát hành tăng và giá của cổ phiếu cũng tăng. Đây là dấu hiệu tốt đối với doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp luân chuyển dòng tiền và có được lợi nhuận nhanh chóng.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn của công ty và vẫn bình ổn qua các năm đảm bảo được nguồn hàng trong kho. Tuy

nhiên, lượng hàng tồn kho nhiều cũng gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng như gây ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho, bảo quản. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của công ty vào các năm 2019, 2020. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng chú trọng trong việc đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng để hoạt động lâu dài. Nhưng năm 2021 tỷ trọng của tài sản cố định đã giảm so với 2 năm trước.

Về nguồn vốn

Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu qua các năm đều lớn hơn 1, cho thấy tài sản hình thành từ nợ phải trả nhiều hơn phần công ty tư tài trợ làm cho công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ. Dù vậy, tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với

GVHD: Đ ng Th Hoài Diễễm SVTH: Đỗễ Th Mỹễ Th oặ ị ị ả

Nguỹễễn Th Ánh Linhị

bình quân ngành chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty khá tốt nhưng điều này cũng chứng tỏ công ty chưa tận dụng được hết những lợi ích trong việc sử dụng nợ.

Về hoạt dộng kinh doanh

Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2021 giảm so với năm 2019, 2020 do nhiều nguyên nhân tác động lên.

3.2 Kiến nghị về phương hướng phát triển sản xuất của công ty:

Củng cố và tiếp tục mở rộng hệ thống tiếp thị và phân phối; mở thêm điểm bán lẻ, năng cao độ bao phủ và trang bị thêm phương tiện và thiết bị bán hàng.

Đầu tư nâng cấp toàn diện các nhà máy và xây dựng nhà máy mới với công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ở trong nước và ở nước ngoài.

Đầu tư nghiên cứu và giới thiệu đến người tiêu dung các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất của hệ thống quản lý chất lượng như ISO, để cam kết chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro nhằm giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra cho công ty và cho cổ đông.

Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý

Mục tiêu ,chính sách kinh doanh của doanh nghiệp mỗi năm khác nhau.Vì vậy xây dựng một cơ cấu vốn linh động phù hợp theo mỗi kỳ kinh doanh là tạo nền móng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp

Một số chính sách huy động vốn hiệu quả:

Chính sách huy động tập trung: nghĩa là công ty chỉ tập trung vào một số ít nguồn. Ưu điểm của chính sách này là chi phí hoạt động có thế giảm song sẽ làm công ty phụ thuộc hơn vào một số chủ nợ.

Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: đây là hình thức mua chịu,mà các nhà cung cấp lớn hơn bán chịu vốn. Hình thức này khả phổ biến

nó có thể sự dụng đối với các doanh nghiệp không đủ khả năng vay ngân hàng. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: đây là một trong những nguồn huy động vốn hiệu quả.

Nguỹễễn Th Ánh Linhị

Qua số liệu các năm 2008, 2009 và năm 2010 thấy được hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng giảm sút. Vì thế cần có những biện pháp

nhằm tăng cường khả năng quay vòng vốn của công ty.

Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu:

Trên thực tế nghiên cứu các chỉ số tài chính thấy được tình hình công ty cho bán hàng chịu cho khách hàng còn chiếm tỷ lệ khá cao.Điều đó ảnh hưởng không nhỏ khả năng luân chuyển vốn cũng như thiếu vốn cho quá trình sản xuất của công ty. Mà nguồn này có tốc độ giải ngân rất chậm. Song với nền kinh tế hiện nay không thể không bán chịu. Vì thế công ty cần có những giải pháp sau:

Xác định mục tiêu bán chịu: tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính cho công ty.

Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.

Tính toán có hiệu quả các chính sách bán chịu:có nghĩa là so sánh chi phí bán chịu phát sinh với lợi nhuận mà chúng mang lại.

Kết hợp chặt chẽ chính sách bán nợ với chính sách thu hồi nợ trong thời gian ngắn nhất.

Quản lý thanh toán:

Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy: công ty thường bị chiếm dụng vốn nên công ty thường đi vay nợ để bù đắp các khoản này làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.Vì vậy công ty cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý:

Giảm giá, chiết khấu thanh toán hợp lý đối với những khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán đúng hạn.

Thực hiện chính sách thu tiền linh động,mềm dẻo.Cần tập trung đâu tư mở rộng các phương thức thanh toán hiệu quả và hiện đại nhằm tăng khả năng thanh toán thu hồi nợ cho công ty.

Khi thời hạn thanh toán đã hết mà khách hàng vẫn chưa thanh toán công ty cần có những biện pháp nhắc nhở,đôi thúc và biện pháp cuối cùng là phải nhờ đến cơ quan pháp lý giải quyết.

Đầu tư đổi mới công nghệ:

Trong nền kinh tế thị trường,khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượng hàng hóa trên một đơn vị chi phí thấp nhất. Vài năm trở lại đây công ty không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất và đã mang lại hiệu quả cao.Song việc đổi mới còn nhiều khó khăn và thiếu sự đồng bộ. Vì thế cần không ngừng cập nhật

GVHD: Đ ng Th Hoài Diễễm SVTH: Đỗễ Th Mỹễ Th oặ ị ị ả

Nguỹễễn Th Ánh Linhị

ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh cũng như quản lý, cụ thể:

Thường xuyên tiến hành bảo dưỡng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc đáp ứng kịp thời cho hoạt đông sản xuất.

Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến,cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất. Để nâng cao năng lực công nghệ,công ty cần tạo lập mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu,ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại.

Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý công nhân lành nghề trên cơ sở bồi dưỡng vật chất thích đáng cho công nhân.

Nâng cao trình độ quản lý trong đó cần lưu tâm đến vai trò quản lý kỹ thuật, bán hàng, nhân sự…

Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động:

Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự phát triền ngày càng cao của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại song một số khâu không thế thiếu bàn tay, óc sáng tạo của người lao động. Do đó công ty cần phát huy và khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi lao động. Công nghệ kỹ thuật kết hợp với óc sáng tạo của con người sẽ là nguồn lực to lớn nhất giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả. Để đạt được hiểu quả trên doanh nghiệp cần có những chính sách đào tào đội ngũ lao động hợp lý cụ thể:

Công ty cần tuyển chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệm sáng tạo trong đổi mới sản xuất.Khuyến khích lao động phấn đấu nâng cao tay nghề trao đổi kinh nghiệm cho nhau cùng tiến bộ.

Công ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho người lao động một cách hợp lý tương thích với trình độ khả năng của mỗi lao động.Làm được như vậy sẽ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ năng lực cải thiền hiệu suất làm việc ngày càng cao.

Công ty cần thường xuyên mở có lớp học miễn phí nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động. Hay tổ chức các đợt thì đua lao động giỏi nhằm khuyến khích tinh thần ý chí thi đua trong đội ngũ lao động.

Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ quản lý của công ty đặc biệt là các bộ phận bán hàng ,Marketing…Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng người đúng việc làm hiệu suất làm việc được nâng cao.

Không ngừng tuyển dụng lao động, nhà quản trị kinh doanh quản lý sáng tạo có kinh nghiệm lành nghề.

Nguỹễễn Th Ánh Linhị

Với những giải pháp đã để ra cùng với sự đồng lòng của toàn thề đội ngũ nhân viên,lao động hứa hẹn những triển vọng lớn, cơ hội lớn và thành công lớn sẽ đến trong tương lai của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong số các mã cổ phiếu thuộc VN30, VNM là cổ phiếu gây nản lòng các nhà đầu tư nhiều nhất mà nguyên nhân chính là kết quả kinh doanh quý 1 mờ nhạt cùng triển vọng kém khả quan trong năm 2021. Báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2021 của Vinamilk cho thấy, doanh thu thuần hợp nhất quý 1 đạt 13.190 tỷ đồng, giảm gần 7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp 5.755 tỷ đồng, giảm 1,5%. Lợi nhuận gộp biên gần 44%, giảm so với mức 46,7% cùng kỳ. Kết thúc quý đầu năm, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận ròng 2.597 tỷ đồng, giảm 6,5%.

Đây là quý thứ 2 liên tiếp, lợi nhuận của Vinamilk suy giảm.

Đi sâu vào kết quả kinh doanh của quý 1, có thể thấy doanh thu tháng 1 của Vinamilk có sự phục hồi, nhưng sang tháng 2 doanh thu lại bị giảm do bùng phát dịch Covid-19. Dù xuất khẩu quý 1 không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch nhưng hiện nay phía Campuchia đang phải đối mặt với sự gia tăng mạnh về số ca nhiễm Covid-19 kể từ đầu tháng 4/2021. Diễn biến bất ngờ này khiến Vinamilk đang cân nhắc về việc vận chuyển sản phẩm từ Việt Nam đến nhà máy Sữa Angkor trong trường hợp xấu nhất là Phnom Penh bị đóng cửa.

Không những thế, triển vọng năm 2021 của Vinamilk cũng không mấy sáng sủa khi công ty xác định lợi nhuận đi ngang trong năm 2021 do giá nguyên liệu sữa tăng cao và sức tiêu thụ không ổn định. Theo đó, kế hoạch doanh thu năm 2021 của Vinamilk là 62.160 tỷ đồng, tăng 4,1% và lợi nhuận sau thuế 11.240 tỷ đồng, tăng 0,2%.

Nếu như trong quý 1, giá nguyên liệu sữa tươi đầu vào không cao so với cùng kỳ năm ngoái do công ty ấn định giá sữa tươi nguyên liệu đến tháng 6/2021. Giá sữa tươi nguyên liệu được chốt trong quý 4/2020, khi giá rẻ hơn 15-20% so với mức giá trên thị trường.

Như vậy giá sữa nguyên liệu từ quý 2 năm nay sẽ cao hơn, đồng nghĩa với việc tỷ suất lợi nhuận năm 2021 sẽ thấp hơn.

Về tài sản, tổng giá trị hàng tồn kho cuối quý 1 của Vinamilk đã tăng lên 6.466 tỷ đồng, so với 4.905 tỷ đồng hồi đầu năm (chủ yếu tăng hàng mua đi đường và thành phẩm).

Tiền mặt và tiền gửi cuối kỳ ở mức 20.741 tỷ đồng, chiếm 41% tổng tài sản. Năm 2021, Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 62.160 tỷ đồng, tăng 4,1%; kế hoạch lợi nhuận sau thuế 11.240 tỷ đồng.

GVHD: Đ ng Th Hoài Diễễm SVTH: Đỗễ Th Mỹễ Th oặ ị ị ả

Nguỹễễn Th Ánh Linhị

Một phần của tài liệu Kế hoạch tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 38 - 43)