Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám

Một phần của tài liệu Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945_6 pot (Trang 27 - 32)

4.1. Cao trào kháng Nhật cứu nước (9 – 3 – 1945 đến giữa tháng 8 – 1945) 1945)

4.1.1 Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng mở rộng (9 -3 – 1945)

Từ cuối năm 1944, tình hình thế giới có những chuyển biến lớn. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô đánh đuổi quân phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình, giải phóng nhiều nước Trung, Đông Âu và trên đường tiến đến Béclin, hang ổ cuối cùng của bọn phát xít Hitle.

Ở Tây Âu, ngày 6 – 6 – 1944, quân Anh, Mỹ ở mặt trận thứ hai, đổ quân lên nước Pháp và tiến lên miền Tây nước Đức.

Ở châu Á – Thái Bình Dương quân đồng minh Anh, Mỹ, Trung Quốc giao chiến kịch liệt với quân Nhật ở Trung Quốc, Miến Điện, Ma-lai-xia, In- đô-nê-xia, Phi-lip-pin và trên biển Thái Bình Dương. Đường liên lạc, vận chuyển hậu cần, phương tiện chiến tranh bằng đường biển của quân Nhật bị đồng minh khống chế. Không quân đồng minh ném bom vào các thành phố, các vị trí quân Nhật chiếm đóng trên đất Đông Dương. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á phát triển mạnh.

Quân Nhật lâm vào tình thế khó khăn, nhung vẫn cố sức kéo dài cuộc chiến, hi vọng đảo ngược tình thế.

Ở Đông Dương bọn quân Pháp theo phái Đờ - Gôn do viên tướng về hưu Móoc-đăng (Mordant) cầm đầu, cũng ráo riết hoạt động, mưu đồ chiếm lại Đông Dương.

Quân Nhật biết rõ âm mưu và hành động của bọn thực dân Pháp nhưng chưa dám truất ngay quyền của Pháp ở Đông Dương vì biết rằng quân Pháp sẽ chống trả quyết liệt. Nhưng nếu xung đột xãy ra lúc này sẽ bất lợi cho chúng. Vì thế cả Pháp và Nhật đều kìm nén mâu thuẫn, tiếp tục hòa hoãn. Đảng ta nhận định “sự hòa hoãn” này có khác chi cái nhọt bọc, chứa chất bên trong biết bao nhiêu vi trùng và máu mủ, chỉ còn chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra"[8,294] và “…cả hai quân thù của nhân dân ta là Nhật Pháp đang đóng một tấn kịch giả dối, vô cùng nguy hiểm cho chúng. Cả hai đều đang sửa soạn tiến tới chỗ tao sống mày chết, quyết liệt cùng nhau”[8,294].

Ngày 9 – 3 – 1945, “cái bọc nhọt” ấy đã vỡ tung ra khi tình thế ở Thái Bình Dương buộc” Nhật phải hạ Pháp để trừ cái họa bị Pháp đánh sau lưng khi đồng minh đổ bộ”[ 7;364.].

19 giờ ngày 9 – 3 – 1945, đại sứ Nhật ở Sài Gòn trao tối hậu thư cho toàn quyền Đông Dương Đơcu đòi Pháp trao tất cả quyền hành ở Đông Dương cho Nhật. Thư yêu cầu Pháp phải trả lời trước 21 giờ. Nhưng vào lúc 20 giờ 20 phút Nhật làm cuộc đảo chính lật Pháp lật Pháp trên toàn Đông Dương. Quân Nhật tấn công quân Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Sơn Tây, Phú Thọ, Lào Cai, Nam Định, Xavanakhẹt, Thà Khẹt. 20 giờ 40 phút tấn công Sài Gòn. Ở một vài nơi quân Pháp kháng cự yếu ớt rồi bị tiêu diệt hoặc đầu hàng. Hơn 8 vạn quân Pháp tan rã, 1.662 tên bị giết và hàng ngàn quan chức, kiều dân Pháp ở Đông Dương bị cầm tù. Chỉ còn một số tàn quân Pháp chạy qua biên giới sang Trung Quốc. về sự kiện này, Hồ Chí Minh nhận xét: “ngày 9 – 3 năm nay, Nhật tước khí giới quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”[

7;435.].

Sự biến 9 – 3 – 1945 là hệ quả tất yếu của cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế ở Đông Dương. Chính quyền thực dân Pháp tan rã, các võ quan Nhật thay thế các chức Toàn quyền, Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc mà trước đây người Pháp đảm nhiệm. Nhật muốn nhanh chống ổn định chính quyền từ Trung ương đến địa phương nhưng chúng không có đủ thì giờ làm việc đó. Bọn tay sai Nhật tranh giành nhau quyền lợi. Bọn

thân Pháp do dự không dám cộng tác với Nhật, vì nếu một ngày kia Pháp quay trở lại thì chúng mất quyền lợi.

Quân Nhật vừa lo truy quét tàn quân Pháp, vừa lo đối phó với cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào Đông Dương, vừa lo đối phó với cao trào cách mang rộng lớn của nhân dân. Tình thế đó không làm cho chính quyền Nhật ổn định và đứng vững lâu dài được.

Đối với phong trào cách mạng Đông Dương, cuộc đảo chính về mặt khách quan đã loại bớt được một kẻ thù là thực dân Pháp. Còn quân phiệt Nhật, tuy lực lượng còn nguyên vẹn và nhiều âm mưu xảo trá, nhưng thất bại của chúng ở Thái Bình Dương và Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ngay trong đêm 9 – 3 – 1945, khi tiếng súng đảo chính vừa nổ, Hội nghị mở rộng Ban thường vụTrung ương củng bắt đầu họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do Tổng bí thư Trường Chinh chủ trì. Tham dự Hội nghị có Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng là các ủy viên thường vụ và Ủy viên Trung ương Đảng, một số đại biểu của xứ Ủy Bắc Kì.

Những nhận định về tình hình và chủ trương mới của đảng đề ra trong Hội nghị được tập trun gtrong bảng chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và

hành động của chúng ta” ra ngày 12 – 3 – 1945.

Bảng chỉ thị phân tích 3 nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương là:

“1. Hai con chó đế quốc không thế ăn chung một miếng mồi béo bỡ như Đông Dương.

2.Tàu Mỹ sắp đánh vào Đông Dương. Nhật phải hạ Pháp để trừ cái họa bị Pháp đánh sau lưng khi quân đồng minh đổ bộ.

3. Sống chết Nhật phải giữ cái cầu trên con đường bộ nối liền các thuộc địa Nam Dương với Nhật; vì sao khi phi Luật Tân bị Mỹ chiếm, đường thủy của Nhật đã bị cắt đứt”[ 7;365.].

Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương sau đảo chính là phát xít Nhật. vì vậy khẩu hiệu “đánh đuổi phát xit Nhật” sẽ thay cho khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Pháp – Nhật”. để chống lại chính quyền do tay sai Nhật dựng lên, chỉ thị nêu khẩu hiệu “ Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương”.

Một phần của tài liệu Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945_6 pot (Trang 27 - 32)