Từkết quảtính toánở trên ta có bảng tổng hợp so sánh của 2 phương án:
Các chỉ tiêu Tổn thất điện năng(106kWh) Vốn đầu tư (109VNĐ) Phí tổn vận hành (109VNĐ) Chi phí tính toán (109VNĐ) Phương án1 10,33 53,2 9,632 17,612 Phương án2 10,17 50,55 9,332 16,914 Kết luận:
Vềmặt kinh tế: Phương án tối ưu về mặt kinh tế là phương án2
Vềmặt kỹthuật: Cả hai phương án đều đảm bảo cung cấp điệnđầy đủ cho các phụtải làm việc trong chế độbình thường cũng như khi sự cố. Tuy nhiênphương án 2 cần ít chủng loại máy biến áp hơn và dễ dàng cho việc sửa chữa cũng nhưdựphòng hơn.
Qua phân tích trên ta đi đến kết luận chọn Phương án 2 làm phương án
CHƯƠNG 5 CHỌN KHÍ CỤ ĐIỆN VÀ CÁC PHẦN CÓ
DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
Trong quá trình làm việc khí cụ điện và dây dẫn thường bị phát nóng và có thểbiến dạng. Nguyên nhân chủyếu là do:
Tác dụng nhiệt của dòng phụtải lâu dài.
Tác dụng nhiệt và lực động điện của dòng ngắn mạch.
Nếu nhiệt độ tăng quá cao có thể làm cho chúng bị hư hỏng, nhất là những chỗtiếp xúc hoặc làm giảm tuổi thọ cách điện của chúng. Vì vậy đối với khí cụ điện và dây dẫn cần phải quy định nhiệt độ cho phép. Đồng thời khi chọn chúng cần phải tính toán sao cho trong quá trình vận hành ở chế độ bình thường cũng như khi sự cố xảy ra, chúng phải đảm bảo ổn định động vàổn định nhiệt.
Trong nhà máy nhiệt điện các thiết bị chính như máy biến áp, máy phát điện, máy bù cùng với các khí cụ điện như máy cắt, dao cách ly... được nối với nhau bằng thanh dẫn, thanh góp và cáp điện lực. Thanh dẫn, thanh góp có hai loại chính là thanh dẫn mềm và thanh dẫn cứng:
Thanh dẫn mềm được dùng làm thanh góp cho các phụ tải ở các cấp điện áp 220 kVvà 110 kV. Thường dùng dây nhôm lõi thép.
Thanh dẫn cứng có thể dùng bằng đồng hoặc nhôm và được dùng để nối từ đầu cực máy phát điện đến gian máy và dùng đểlàm thanh góp điện áp máy phát.