thông qua các phong trào thi đua yêu nước, người tốt việc tốt.
Người luôn hết sức coi trọng khơi dậy, phát động phong trào thi đua yêu nước
trong cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân, coi đây là một trong những biện pháp căn bản để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngay sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Ngày 11-6-1948, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” động viên đồng bào, chiến sỹ phát huy truyền thống yêu nước thực hiện những nhiệm vụ cấp bách chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, góp của, góp công vào sự nghiệp kiến thiết và bảo vệ đất nước. Trong lời phát biểu tại buổi lễ khai mạc Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ngày 1/5/1952 ở Việt Bắc, Bác Hồ nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Như vậy, Người đã nâng thi đua lên một tầm tư tưởng cao, lấy thi đua làm động lực phát huy lòng yêu nước. Để khắc phục tình trạng giảm sút của phong trào thi đua yêu nước và của công tác lãnh đạo thi đua của các cấp sau khi hòa bình được lập lại, Bác đề ra việc tăng cường công tác lãnh đạo thi đua của Đảng, Chính phủ và các đoàn thể nhân dân. Bác yêu cầu thống nhất sự lãnh đạo thi đua, có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các đoàn thể từ trung ương đến các ngành, các địa phương,...
Người đã đề cập tới tác dụng nhiều mặt của phong trào thi đua yêu nước trong việc xây dựng, phát triển các phẩm chất và năng lực của những con người mới Việt Nam. Về tác dụng tích cực của thi đua yêu nước trong giai đoạn kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, Người khẳng định: “Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng”. Bước sang giai đoạn miền Bắc
tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, Người từng nói: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tự khắc có, mà phải làm thế nào cho nó tiến lên, tức là phải lao động, lao động thiết thực”. Nên phong trào thi đua do Người phát động không phải là một áp lực chủ quan mà bắt nguồn từ sự ra đời của chế độ mới. Bác phân tích: “Dưới chế độ tư bản, thực dân và phong kiến không thể có phong trào thi đua yêu nước. Vì giai cấp lao động không dại gì mà ra sức thi đua làm giàu thêm cho bọn chủ rồi lại bị chúng áp bức, bóc lột thêm. Chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, dưới chế độ mà nhân dân lao động làm chủ nước nhà thì mới có phong trào thi đua”. Mỗi người lao động, dù là lao động trí óc, lao động sản xuất, hay lao động quản lý có lòng yêu nước, yêu chế độ đều nhận thức được “Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và lợi ích cho làng cho nước, cho dân tộc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định trong những phong trào thi đua sẽ xuất hiện những anh hùng, chiến sỹ thi đua, họ chính là những hạt nhân cách mạng trong phong trào sản xuất, công tác bởi họ là “những người tiên phong trong sản xuất mà cũng là gương mẫu về đạo đức cách mạng. Họ đặt lợi ích chung của dân tộc trên lợi ích riêng cá nhân… họ không sợ khó nhọc, ra sức vượt mọi khó khăn để hoàn thành vượt mức nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ giao cho, chứ họ không suy bì hơn thiệt cá nhân, không ganh tỵ về địa vị và hưởng thụ. Họ không giấu nghề, không dìm những anh em chung quanh mình. Họ giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ…”.
Người đã gián tiếp khẳng định trong Lời kêu gọi Thi đua yêu nước: Qua phong
trào thi đua và trải qua rèn luyện, thử thách trong thi đua đã hình thành mỗi người những việc tốt, phẩm chất tốt để hình thành một lớp người tốt, lớp người mới để “dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Trong lời kêu gọi Thi đua yêu nước. Hồ Chí Minh
không trực tiếp đề cập đến vấn đề xây dựng con người mới, song, trên thực tế chỉ đạo thực hiện phong trào và chủ đích thực sự của Người chính là: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là những bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi chúng ta muốn trở thành người tốt, trở thành người Việt Nam
mới thì chỉ có gắn mình vào phong trào thi đua yêu nước sôi nổi và chính qua phong trào đó bản thân tự đánh giá, tự điều chỉnh để có nhiều việc tốt mà trở thành người tốt.
Người đã phân tích một cách sâu sắc những vấn đề liên quan đến thi đua yêu
nước, từ bản chất thi đua, nội dung thi đua, cách thức thi đua, mức thi đua, ý nghĩa thi đua, lực lượng thi đua, động lực thi đua, tính chất của thi đua yêu nước.
Nói về bản chất của thi đua, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, “thi đua không phải là ganh đua” mà đó là nơi để mỗi người đều có thể tìm tòi, phát triển tài năng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm và cùng tiến bộ. Cùng với đó, nội dung thi đua yêu nước phải toàn diện, phải xuất phát và phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, phải thiết thực, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của đất nước, gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng cấp, hướng vào cải tạo và xây dựng con người mới, hướng vào giải quyết những vấn đề cơ bản, thiết thực của nhân dân; thi đua phải gắn với công việc hằng ngày của mỗi người. Về cách tổ chức phong trào thi đua yêu nước: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”; các phong trào thi đua yêu nước cần phải đa dạng, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự giác, sáng tạo và sức lực của các tầng lớp nhân dân trong từng giai đoạn cách mạng. Về lực lượng thi đua, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng của phong trào thi đua yêu nước là toàn thể nhân dân: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”. Từ đó, Người nhận định: “Với lòng nồng nàn yêu nước và lực lượng vô cùng tận của nhân dân ta, cuộc Thi đua ái quốc nhất định sẽ thành công to”.
Tài liệu tham khảo:
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc
đại học hệ không chuyên lý luận chính trị),, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà
Nội.
2.https://tinhuyquangtri.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-phong-trao-thi-dua-yeu-nuoc-va- su-van-dung-trong-giai-doan-hien-nay
3.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI*
4.tulieuvankien.dangcongsan.vn 5.soctrang.dcs.vn
6.Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong trào thi đua trong giai đoạn cách mạng hiện nay
7. Chuyên đề học tập Hồ Chí Minh: Tu dưỡng đạo đức suốt đời | Tỉnh đoàn Khánh Hòa