Điều trị béo phì cho trẻ ở lứa tuổi học đường

Một phần của tài liệu Kiến thức về phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em: Phần 2 (Trang 25 - 27)

học đường

2.1. Nguyên tắc chế độ ăn

- Chế độ ăn cân đối, hợp lý, đa dạng, tăng cường ăn cá, hải sản và rau. Giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô). Khẩu phần protein không nên quá 15% tổng số năng lượng. Khẩu phần lipid không nên quá 20% tổng số năng lượng.

- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.

- Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa

tươi không đường nhưng tách béo và giàu canxi.

- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau (300-400 gram/ngày).

- Hạn chế thức ăn ngọt, chỉ cho trẻ ăn thức ăn ngọt 1-2 lần/tuần đối với trẻ thích ăn ngọt.

- Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, hamburger, gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt.

- Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật và da động vật. - Không dự trữ thức ăn ngọt (bánh ngọt, kẹo, kem, chè, sôcôla) trong nhà.

2.2. Chế độ vận động

Hoạt động thể lực với những trẻ béo phì nhằm 2 mục đích chính: làm tăng năng lượng tiêu hao,

ngoài ra tác động tích cực của hoạt động thể lực là tăng cường khối cơ và do đó cải thiện mức độ chuyển hóa cơ bản. Khối lượng cơ lớn làm tăng mức tiêu hao năng lượng.

Trong điều trị béo phì cho trẻ em, áp dụng điều chỉnh chế độ ăn kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực giúp giảm cân nhiều hơn so với chỉ điều chỉnh chế độ ăn. Tác động của hoạt động thể lực mức độ cao đối với chuyển hóa liên quan đến giảm cân:

- Giảm khối lượng mô mỡ dưới da. - Tăng cường phân hủy mỡ dưới da. - Tăng mức chuyển hóa mỡ.

Khuyến cáo hoạt động thể lực của Tổ chức Y tế Thế giới cho trẻ em và thanh thiếu niên:

- Trẻ em và thanh thiếu niên nên hoạt động thể lực tối thiểu 60 phút mỗi ngày, có thể thực hiện cả hình thức vận động mức độ vừa và gắng sức.

Bảng 1. Một số loại hình hoạt động thể lực dành cho trẻ em và thanh thiếu niên Loại hình

hoạt động thể lực

Nhóm tuổi

Trẻ em Thanh thiếu niên

Thể dục thẩm mỹ (mức độ trung bình) Trượt ván Đi xe đạp Đi bộ nhanh Đi xe đạp Đi bộ nhanh Làm việc nhà, làm vườn Bóng chày

Thể dục thẩm mỹ (mức độ nặng) Trò chơi đuổi bắt Đi xe đạp nhanh Nhảy dây Tập võ (karate) Đá bóng, bơi, bóng rổ và tennis Đi xe đạp nhanh Nhảy dây Tập võ Chạy Đá bóng, bơi, bóng rổ và tennis Khiêu vũ Môn thể dục làm săn chắc cơ Chống đẩy

Leo dây Chống đẩyLeo dây Môn thể dục làm cứng xương Nhảy dây Chạy Nhảy, nhảy xa Bóng rổ, tennis Nhảy dây Chạy Nhảy, nhảy xa Bóng rổ, tennis

- Có thể chia thành nhiều lần tập luyện với thời lượng ngắn hơn trong ngày, mỗi lần ít nhất trên 10 phút.

- Nên đa dạng hóa tối đa các hình thức tập luyện để cải thiện về độ bền, độ mềm dẻo, tốc độ, sự phản ứng nhanh và khả năng phối hợp.

- Hạn chế thời gian dành cho ngồi, hoạt động tĩnh tại và tiếp xúc với màn hình.

2.3. Chế độ thuốc

Hiện nay không khuyến khích sử dụng thuốc điều trị béo phì cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Kiến thức về phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em: Phần 2 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)