- Những đợt phát hành trái phiếu ra công chúng phải được đăng kí SEC, phải có một bản cáo bạch, và các yêu cầu khác.Đối với bản phát hành trái phiếu phải thể hiện qua bản khế ước hay một sự thỏa thuận (indenture).
- Có hai hình thức cơ bản của tài trợ nợ dài hạn riêng: Các khoản vay có kì hạn và các phát hành riêng.
Các khoản vay có kì hạn (term loans)
- Là khoản vay trực tiếp.
- Có kì hạn từ một đến năm năm.
- Hầu hết có thể hoàn trả trong thời hạn của khoản vay.
- Người cho vay bao gồm: Các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và những người cho vay chuyên về tài trợ doanh nghiệp.
Các phát hành riêng (private placement)
- Tương tự như các khoản vay có kỳ hạn, nhưng thời gian đáo hạn dài hơn.
Những khác biệt giữa tài trợ dài hạn riêng và phát hành nợ ra công chúng là:
- Phát hành trái phiếu và phát hành riêng có khác biệt:
+Khoản vay trực tiếp tránh được chi phí đăng kí với SEC.
+Tuy nhiên, phát hành trực tiếp thường có nhiều điều khoản ràng buộc hơn.
+Dễ dàng thương lượng một khoản vay có kì hạn hay một phát hành riêng trong trường hợp mất khả năng thanh toán nhưng khó để tái thương lượng một phát hành ra công chúng bởi liên quan tới hàng trăm trái chủ.
+Đối tượng của thị trường vay trực tiếp là các định chế tài chính trung gian. Bởi các công ty bảo hiểm nhân thọ và các quỹ hưu trí chi phối phân khúc phát hành riêng trong khi các ngân hàng thương mại chủ yếu tham gia vào thị trường cho vay có kỳ hạn.
+Chi phí phân phối trái phiếu trong thị trường phát hành riêng thường thấp hơn.
+Lãi suất trên các khoản vay có kì hạn và phát hành riêng thường cao hơn lãi suất trên các khoản vay phát hành ra công chúng có quy mô tương đương. Các khác biệt này phản ánh sự đánh đổi giữa mức lãi suất cao hơn với những thỏa thuận linh hoạt hơn trong trường hợp xảy ra kiệt quệ tài chính và chi phí thấp hơn đi kèm với phát hành riêng. Chi phí phát hành đi kèm với việc phát hành nợ thường thấp hơn nhiều so với các chi phí tương ứng đi kèm với việc phát hành vốn cổ phần
11. Liên hệ thực tiễn:
11.1 Thủ tục và quy trình mà các DN phát hành chứng khoán huy động vốn:
1. Gửi Hồ sơ đăng ký chào bán cho Ủy ban chứng khoán nhà nước trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc theo đường bưu điện gồm 01 bộ gốc và 05 bộ sao y bản chính, kèm theo file điện tử theo địa chỉ do Ủy ban chứng khoán nhà nước quy định;
Đối với cháo bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, tổ chức phát hành cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật chứng khoán 2019 như sau:
Điều 18. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm: a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Điều lệ của tổ chức phát hành;
d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
đ) Văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật này;
e) Văn bản cam kết của các cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành về việc cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
g) Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán;
h) Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán;
i) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
2. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước;
11.2 Liên hệ 1 công ty niêm yết tại Việt Nam:
Chúng ta biết rằng các doanh nghiệp nếu muốn phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư, thì họ sẽ phát hành các chứng khoán ra công chúng. Gần đây, tại Việt Nam, CTCP Tôn Đông Á cũng đang trong quá trình chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
- Tôn Đông Á được thành lập vào năm 1998, chuyên sản xuất thép cán nguội, tôn kẽm, tôn lạnh, tôn màu dùng trong xây dựng công nghiệp và dân dụng, hạ tầng giao thông, thiết bị gia dụng…. Hiện tại, công ty có hai nhà máy tại khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Đồng An 2 thuộc tỉnh Bình Dương, công suất hàng năm 850.000 tấn tôn.
- Trước khi thực hiện IPO, trong năm 2021 với đầy thách thức do đại dịch Covid gây ra, tuy nhiên, CTCP Tôn Đông Á vẫn đạt được những dấu mốc ấn tượng: ghi nhận doanh thu đạt hơn 25.200 tỷ đồng, vượt đến 57% so với kế hoạch. Trong đó, 21.700 tỷ đồng đến
từ hoạt động kinh doanh chính, còn lại từ thương mại khác. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế Công ty đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2020.
- Ngày 31/12/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp giấy phép chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) cho CTCP Tôn Đông Á. Ngoài ra, ông lớn ngành thép này cũng vừa công bố bắt đầu chào bán cổ phần IPO lần đầu vào ngày 07/01/2022. Dự kiến, Công ty cổ phần Tôn Đông Á (mã cổ phiếu TDA) sẽ chào bán hơn 15,35 triệu cổ phiếu, trong đó số lượng cổ phiếu tổ chức phát hành chào bán là hơn 12 triệu cổ phiếu, số lượng cổ phiếu cổ đông chào bán là hơn 2,9 triệu cổ phiếu. Mức giá chào bán tối thiểu sẽ là 58.000 đồng/cổ phiếu, bước giá là 100 đồng. Thời gian đăng ký mua và nộp tiền cọc đến 27/1. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu đặt mua thành công là từ ngày 7/2 đến 11/2. Dự kiến vào tháng 4/2022, Tôn Đông Á sẽ niêm yết cổ phiếu ở HOSE.. Tổng giá trị vốn huy động theo dự kiến mệnh giá đạt 153 tỷ đồng. Số tiền mà Tôn Đông Á dự kiến thu được từ đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tối thiểu là 717,38 tỷ đồng. Khi hoàn tất thương vụ IPO, tổng số cổ phiếu đang lưu hành tăng từ trên 102 triệu cổ phiếu lên hơn 114 triệu cổ phiếu. Theo SSI Research, ước tính giá hợp lý của cổ phiếu TDA dựa trên ước tính EPS năm 2022 là 10.683 đồng, hệ số P/E mục tiêu là 7,5 lần dựa trên mức trung bình của các công ty cùng ngành khu vực. SSI Research dự báo giá trị mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu TDA là 80.000 đồng/cổ phiếu.
- Công ty sẽ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán vào các mục đích như bổ sung vốn lưu động hoạt động sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư nhà máy 3 ( một trong những nhà máy tôn mạ lớn nhất nước) thông qua hình thức góp vốn thành lập công ty với số vốn hơn 345 tỷ đồng và sớm đưa vào hoạt động, nâng công suất của công ty đạt 1,2 triệu tấn/năm vào năm 2023 và là một trong vài công ty tôn mạ lớn nhất cả nước. Không chỉ chú trọng phát triển dài hạn, Tôn Đông Á còn quan tâm tới sự phát triển bền vững khi đầu tư dây chuyền, công nghệ máy móc hiện đại của ngành cán – mạ thép tấm từ các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ tạo ra sản phẩm chất lượng. Ngoài các sản phẩm hiện tại, Tôn Đông Á còn tham vọng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho ngành lắp ráp, trở thành công ty nội địa đầu tiên cung cấp các sản phẩm
cho lĩnh vực xe ô tô, sản xuất các đơn hàng của Samsung,... Qua đó có thể thấy, sau đợt IPO, Tôn Đông Á đang nắm trong tay rất nhiều những kỳ vọng, nguồn lực, cơ hội to lớn để phát triển trong tương lai, khẳng định vị thế, góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế.
*Tài liệu tham khảo:
[1] TÔN ĐÔNG Á IPO: ĐẦU TƯ HẤP DẪN TỪ DOANH NGHIỆP LỚN TRONG NGÀNH THÉP LÁ MẠ, TON DONG A https://www.tondonga.com.vn/ton-dong-a-ipo- dau-tu-hap-dan-tu-doanh-nghiep-lon-trong-nganh-thep-la-ma
[2] Thiên Vân, Tôn Đông Á: Doanh nghiệp thép lá mạ lớn thứ 3 tại Việt Nam công bố IPO, Vietstock, https://vietstock.vn/2022/01/ton-dong-a-doanh-nghiep-thep-la-ma-lon- thu-3-tai-viet-nam-cong-bo-ipo-746-923237.htm
[3] Tri Túc, Trước thềm IPO với giá khởi điểm 58.000 đồng/cp, Tôn Đông Á đang kinh doanh ra sao?, CafeF, https://cafef.vn/truoc-them-ipo-voi-gia-khoi-diem-58000-dong-cp- ton-dong-a-dang-kinh-doanh-ra-sao-20220128115128464.chn