Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu chuong-2-triet-sdh-khcn (Trang 32 - 35)

- Quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn Vấn đề chân lý

học thuyết hình thái kinh tế-xã hội.

Trước khi triết học Mác ra đời chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội.

Sự ra đời của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học.

Học thuyết đó chỉ ra: Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội.

Cho nên không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất. Đây là quan điểm duy vật trong nhận thức xã hội, thực chất là vận dụng quan diểm duy vật biện chứng vào đời sống xã hội.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội cũng chỉ rõ: Xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Trong đó, QHSX là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác, và là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các hình thái kinh tế- xã hội, các chế độ xã hội.

3.5. SỰ VẬN DỤNG

LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TÊ - XÃ HỘI VÀO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA. VÀO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA.

Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội, học thuyết Mác- Lênin về hình thái kinh tế - xã hội đã vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội; tìm ra quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triển của xã hội loài người. Đó là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xã hội và chống lại các quan điểm duy tâm về lịch sử.

Một phần của tài liệu chuong-2-triet-sdh-khcn (Trang 32 - 35)