Đặc điểm bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1980

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài phân tích tổ chức bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1980 (Trang 25 - 29)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Đặc điểm bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1980

Hiến pháp năm 1980 đã thiết lập một bộ máy nhà nước với đặc điểm bao trùm là tính chất Xã hội Chủ nghĩa hết sức đậm nét, có thể nói là đậm nét nhất trong số các bản hiến pháp của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua ba đặc điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định và

quy định một cách mạnh mẽ. Trong Hiến pháp năm 1980, vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đề cập một cách nổi bật trong Lời nói đầu như nhân tố và động lực chủ chốt làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng đã được quy định trong một điều riêng của hiến pháp, Điều 4, với nội dung:

“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp.”

Có thể nói, quy định của Điều 4 đã đem lại sự bảo đảm hiến định vững chắc nhất cho vị trí, vai trò lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của Đảng đối với toàn hệ thống chính trị mà trước tiên là đối với bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các bản hiến pháp sau này đều kế thừa Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 với những điều chỉnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng thời kì.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam đã được thiết kế hoàn toàn theo mô hình bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Ở vị trí cao nhất của bộ máy nhà nước là Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra. Các cơ quan và chức vụ khác ở trung ương như Hội đồng nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, có cúng nhiệm kì với Quốc hội và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội.1 Với mô hình này, toàn bộ bộ máy nhà nước Việt Nam ở trung ương đều xuất phát từ Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Khi Quốc hội hết nhiệm kì thì các cơ quan khác ở trung ương cũng hết nhiệm kì; khi Quốc hội bắt đầu nhiệm kì mới thì Quốc hội cũng bầu ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương với nhiệm kì mới. Các bộ máy nhà nước không theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa không có đặc điểm này

Thứ ba, nguyên tắc tập thể lãnh đạo được áp dụng phổ biến trong tổ chức và

hoạt động của các cơ quan nhà nước. Theo Hiến pháp năm 1980, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Hội đồng nhà nước, một cơ quan tập thể

do Quốc hội bầu ra, đồng thời là cơ quan thường vụ của Quốc hội (Điều 99, 101, 108 Hiến pháp năm 1980; Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981; Khoản 3 Điều 5 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1981; Điều 3, 42 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981. Lưu ý rằng, tuy Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981 quy định Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng là đại biểu Quốc hội còn các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng chủ yếu chọn trong số các đại biểu Quốc hội, song trên thực tế các thành viên của Hội đồng bộ trưởng thường là đại biểu Quốc hội và Điều 98 Hiến pháp năm 1980). Chính phủ được gọi là Hội đồng bộ trưởng, với chế độ làm việc tập thể đóng vai trò chủ yếu (Điều 104 Hiến pháp năm 1980; Chương II và Điêu 25 Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981); vai trò cá nhân của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ít nổi bật so với Thủ tướng trong các hiến pháp sau này.

KẾT LUẬN

Với 12 chương, 147 điều, Hiến pháp năm 1980 đã xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, có sứ mệnh lịch sử là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Vấn đề hoàn thiện bộ máy nhà nước là một vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trông mỗi bản Hiến pháp của bất kì quốc gia nào vì vậy tổ chức bộ máy nhà nước qua hai bản Hiến pháp chúng ta đang đề cập đã để lại nhưng giá trị lí luận nhất định và những hạt nhân hợp lí và tiến bộ của nó sẽ được nghiên cứu và phát triển để hoàn thiện bộ máy nhà nứớc xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc

lần thứ IV, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1977.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IV, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1977.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nhà xuất bản Sự thật, Tập 1, Hà Nội 1982.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987.

5. Đại học Luật Hà nội -Giáo trình: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt

Nam.

6. Viện Nhà nước và pháp luật- Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2009.

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài phân tích tổ chức bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1980 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)