Các hoạt động nghiên cứu khoa học, trong đó có nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của các tổ chức, cá nhân

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO (Trang 32 - 36)

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, trong đó có nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của các tổ chức, cá nhân

về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của các tổ chức, cá nhân trong nước đã được quy định cụ thể trong pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật có liên quan. Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo tập trung quy định về Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm huy động nguồn lực quốc gia và sự tham gia của nhiều ngành khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề liên ngành, lĩnh vực, liên vùng, quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; định hướng cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; làm cơ sở lý luận để hoạch định chính sách, cơ chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

Chương III. Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

b) Nghiên cứu khoa học (mục 2):

Riêng việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu

khoa học trong vùng biển Việt Nam chưa được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ nên nội dung này được quy định cụ thể trong Luật. Luật đã quy định chi tiết, cụ thể, chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, phù hợp với Luật biển Việt Nam và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển.

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

Chương IV. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ

Vùng bờ là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển. Vùng bờ là nơi có nhiều hệ sinh thái quan trọng, có sự tương tác giữa biển và đất liền mạnh nhất và là nơi tập trung nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, dễ phát sinh các xung đột, mâu thuẫn về lợi ích trong khai thác, sử dụng, đồng thời có tác động, ảnh hưởng mạnh nhất đến môi trường, hệ sinh thái biển. Do vậy, khu vực này cần được quản lý đặc biệt để duy trì và phát triển bền vững. Hầu hết các quốc gia có biển đều xác lập khu vực này và áp dụng các công cụ phù hợp để quản lý. Do đó, một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật này là quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ với phạm vi không gian bao gồm vùng biển ven bờ và cả vùng đất ven biển.

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

Chương IV. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ

Phạm vi vùng bờ (Điều 22): tham khảo kinh nghiệm quốc tế và để phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng bờ của nước ta, Luật chỉ quy định nguyên tắc xác định phạm vi vùng bờ trong Luật và giao Chính phủ quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực trong vùng bờ, đặc điểm quá trình tương tác giữa đất liền hoặc đảo với biển, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang ngày càng diễn biến phức tạp và một số đặc điểm khác ở khu vực vùng bờ để tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được linh hoạt, phù hợp với năng lực quản lý.

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(61 trang)