K=t quả mô phỏng

Một phần của tài liệu Chủ đề thẩm định dự án trang trại (Trang 33 - 37)

Mô phỏng Monte-Carlo (phần mềm Crystal Ball) cho phép xem xét mức độ biến động cùng lúc của nhiều biến rủi ro lên kết quả NPV kinh tế của Dự án.

● Thay đổi tỷ lệ lạm phát theo phân phân phối chuẩn có giá trị nhỏ nhất là 7%, giá trị lớn nhất là 9%.

● Thay đổi lãi suất vay nợ theo phân phân phối chuẩn có giá trị nhỏ nhất là 6%, giá trị lớn nhất là 8%.

● Thay đổi chi phí thuê đất có độ lệch chuẩn 100.

● Thay đổi giá các loại cây như Sâm Ngọc Linh, Đẳng Sâm, Xuyên Khung và Lan Kim Tuyến đá.

Kết quả phân tích mô phỏng sử dụng phần mềm Crystal Ball cho thấy với các giả định độ biến động cùng lúc của các biến rủi ro như tỷ lệ lạm phát , lãi suất vay nợ, chi phí thuê đất và các chi phí cây giống, Dự án hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế với xác suất 100%.

BI. Kết luận và khuyến nghị Kết luận:

Để có thể thẩm định một dự án đầu tư một cách toàn diện, phải xem xét tất cả các vấn đề, chi tiết cụ thể liên quan đến dự án đó. Trên phương diện là một nhà thẩm định dự án, cần giữ một thái độ khách quan để có thể phân tích và đưa ra những quan điểm, ý kiến và quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, tất cả mọi suy nghĩ và hành động đều phải thực hiện và tuân thủ theo chính sách pháp luật của nhà nước chính phủ, của địa bàn địa phương nơi tổ chức triển khai dự án đầu tư. Từ đó, đưa ra đến kết luận về tính khả thi của dự án, doanh thu dự kiến, khả năng hoàn trả nợ và nguồn để trả nợ có khả quan và vạch ra chiến lược, hướng đi và ra quyết định có bắt tay thực hiện dự án đầu tư này. Một dự án được thẩm định tốt sẽ là một dự án có đầy đủ những yếu tốt như vậy. Với kết quả phân tích như trên cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án mang lại, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề môi trường cũng như tạo việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như sau:

+ Đánh giá tác động môi trường của dự án:

- Dự án trồng dược liệu dưới tán rừng theo tiêu chuẩn GACP - WHO nên các tác động tới môi trường rất ít. Sau khi dự án đi vào hoạt động còn mang lại tác động tốt cho môi trường xung quanh

- Trong giai đoạn xây dựng thời gian ngắn có tác động nhưng không nhiều nên không nguy hại đến sức khỏe con người.

- Các ảnh hưởng này đều có thể giải quyết được nếu như thực hiện đúng các quy định vệ sinh nghề nghiệp, an toàn lao động.

- Trong giai đoạn xây dựng các nguồn gây ô nhiễm có thể là:

Nguồn gây ô nhiễm Vị trí gây ô nhiễm Thành phần gây ô nhiễm

San lấp mặt bằng Toàn bộ vùng san ủi và vùng giáp công trường

Bụi, tiếng ồn ít vì san ủi khối lượng rất ít

Xe cơ giới: máy ủi, máy xúc, các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu Xây dựng cơ bản

Như vậy, trong quá trình xây dựng khu vực dự án, thành phần ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, khí thải, tiếng ồn và chất rắn.

- Các tác động đến môi trường không khí, xe cộ và phương tiện vận chuyển đất đá, nguyên liệu và các thiết bị tạo ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bụi còn gây tác động đến sức khỏe, tâm lý đối với công nhân trực tiếp lao động, với một số dân cư sống vùng phụ cận công trường. Tuy nhiên, đây chỉ là tác động tạm thời.

- Các tác động đến môi trường nước: nước mưa chảy tràn, nước thải và chất thải sinh hoạt của công nhân... trôi vào nguồn nước dễ gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến khu vực xung quanh - Các tác động đến môi trường đất: môi trường đất sẽ chịu tác động của ba nguồn thải nếu nguồn nước bị ô nhiễm chảy qua thì vùng đất nơi mà có dòng nước chảy qua sẽ bị ô nhiễm theo. Còn các tầng đất như một lớp vật liệu lọc nó sẽ giữ các cặn lơ lửng có trong nước thải và một các chất hòa tan. Do đó khi thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nặng. Việc xây dựng sẽ gây ra biến đổi cơ cấu sử dụng đất. Có biến đổi tích cực và tiêu cực: biến đổi địa hình, nền đất thay đổi tính chất cơ, lý, hóa của đất (do chất thải, bụi, nước thải... )

- Giai đoạn đi vào hoạt động: Gần như không ảnh hưởng đến môi trường mà còn làm cho môi trường được trong sạch hơn do cây xanh đã phát triển

+ Tác động kinh tế xã hội:

- Tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó là dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một số

lao động tại địa phương. Các chỉ tiêu tài chính của dự án như NPV >0, IRR > tỷ suất chiết khấu,..cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế.

- Chuyển giao kỹ thuật cho các hộ dân thực hiện trồng nông sản chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu lớn từ thực tế phát triển nông nghiệp của địa bàn tỉnh, tiến đến một nền sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

- Tạo ra một điểm tham quan, du lịch và trải nghiệm học hỏi sản xuất rau - hoa – dược liệu cho khách du lịch và người dân tại địa phương. Góp phần phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

Khuyến nghị:

+ Đề xuất các cơ quan tổ chức đơn vị chấp thuận dự án để chủ đầu tư tổ chức đầu tư xây dựng dự án. Đơn vị UBND tỉnh Kon Tum, sở kế hoạch và đầu tư xem xét, ưu đãi, hỗ trợ, từ đó dự án sớm được triển khai và đi vào hoạt động.

+ Cần chú trọng thực hiện các chương trình công nghệ nghiên cứu chọn, tạo giống dược liệu mới có năng suất và chất lượng cao, phục vụ sản xuất rộng rãi nguồn giống dược liệu phổ biến trong khám chữa bệnh, có chất lượng, giá trị kinh tế cao. + đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến. + Xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối dược

liệu khoa học và hiện đại hơn.

+ Đề xuất tỉnh có giải pháp hỗ trợ giống một số loài dược liệu có thế mạnh cho tổ hợp tác, hợp tác xã, nhóm hộ để liên kết trồng, tiêu thụ dược liệu theo chuỗi giá trị; chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dược liệu theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (WHO-GACP), gắn với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo phát triển bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chủ đề thẩm định dự án trang trại (Trang 33 - 37)