Nước ta kiểm soát được lạm phát (giai đoạn 2011 – 2020), lạm phát chỉ dừng lại ở 1 con số, tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng CPI được thể hiện qua biểu đồ sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ CHỈ SỐ CPI GIAI ĐOẠN 2011-2020
8 7 18.58 6.24 6 5.25 5 4 9.21 3 2 1 0 2011 2012
phát ở Việt Nam năm 2020 - 2021
Lạm phát 2020 đạt mục tiêu Quốc Hội đề ra dưới 4%
Nhìn chung, mặt bằng giá năm nay tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, ngay từ tháng Một đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành giá của năm 2020, dẫn đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, mức tăng của CPI được kiểm soát dần qua từng tháng với xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường. CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ 22
MAI
Hình 2.1. Chỉ số CPI bình quân năm 2020 qua 12 tháng
CPI bình quân năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng;
- Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng;
- Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao;
- Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019.
Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020:
- Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước (làm CPI chung giảm 0,83%); giá dầu hỏa giảm 31,21%; giá gas trong nước giảm 0,95% do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới.
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ 23
LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ NHÓM: 02 GVHD: VŨ THỊ TUYẾT MAI
- Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm.
- Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng nên giá điện tháng 5 và tháng 6 năm nay giảm lần lượt là 0,28% và 2,72% so với tháng trước.
- Các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bảo đảm cân đối cung cầu và ổn định thị trường.
Năm 2020 Việt Nam đã “thành công kép” khi vừa tăng trưởng dương, vừa kiểm soát được lạm phát.
Năm 2021 kiểm soát lạm phát dự đoán ở mức dưới 4%.
Tăng trưởng CPI giai đoạn 01/2020- 04/2021
2 1.5 1.23 1 0.5 0 1/2020 -0.5 -1 -1.5 -2 % so với tháng trước
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng CPI giai đoạn 01/2020 – 04/2021
LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ NHÓM: 02 GVHD: VŨ THỊ TUYẾT MAI
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG, CHỈ SỐ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LATRONG 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
103 102 101 100 99 98 97 96 Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2.3. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số vàng và chỉ số giá ddoola Mỹ cả nước trong 4 tháng đầu của năm 2021.
CPI tháng 4/2021 giảm 0,04% so với tháng trước và bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0,89%. Kết quả này phản ánh sát với biến động giá tiêu dùng trên thị trường.
2.1.3. Nguyên nhân làm tăng CPI trong quý I năm 2021
- Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo quý I/2021 tăng 8,55% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm.
- Giá các mặt hàng thực phẩm quý I/2021 tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,1 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn tăng 0,46%, giá thịt bò tăng 2,89%, giá thịt chế biến tăng 3,73%.
- Giá ăn uống ngoài gia đình tăng theo giá lương thực, thực phẩm, bình quân quý I/2021 tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước.
- Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas quý I/2021 tăng 7,58% so với cùng kỳ năm trước.
- Giá dịch vụ giáo dục quý I/2021 tăng 4,49% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
2.2. BIỆN PHÁP VÀ LÝ DO SỬ DỤNG BIỆN PHÁP ĐÓ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT NAM ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
Như chúng ta đã biết Chính phủ đã ban hành các biện pháp cả gói về chống lạm phát của Việt Nam: Kiểm soát lạm phát nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ. Chính sách kiểm soát giá phải góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh doanh, kích thích tăng trưởng.
Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19.
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ 25
MAI
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 diễn ra vào tháng 02/2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở trong nước. Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kiểm soát, khống chế dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe người dân, giữ vững ổn định kinh tế
- xã hội. Nhờ vậy, nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân được đảm bảo tốt, thị trường được bình ổn kể cả trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và thực hiện giãn cách xã hội. Đặc biệt, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động như quy luật hàng năm, nguồn hàng hóa ổn định, phong phú, không có hiện tượng khan hiếm hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ 26
LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ NHÓM: 02 GVHD: VŨ THỊ TUYẾT MAI
PHẦN 3 KẾT LUẬN
Giảm thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô, đặc biệt đối với một nền kinh tế mới bước vào ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế như nước ta. Sự tăng trưởng 2021 phản ánh tầm quan trọng trong quyết sách của Chính phủ Việt Nam. Trong thời gian tới, nền kinh tế của nước ta cũng đang có những thách thức, khó khăn cần phải vượt qua, và vấn đề lạm phạt vẫn còn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp. Nhiệm vụ nghiên cứu những lý luận cũng như những trải nghiệm về lạm phát ở nước ta đặt ra cho chúng ta những trách nhiệm nặng nề, những dự báo về tình hình, những giải pháp can thiệp mà nhóm chúng em đưa ra trong đề tài là những gợi mở cho nhóm chúng em, đóng góp thiết thực cho các bạn sinh viên trong trường. Vì vậy, nhóm chúng em rất mong nhận được sự quan tâm của giáo viên để hoàn thành các đề tài tiếp theo tốt hơn nữa.
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ 27
PHỤ LỤC: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÓM 02 1. DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT 1 2 3 4 2. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Họ và tên
Mai Thị Thu Hòa
Trần Hoàng Long Trần Quốc Lâm
Lương Gia Hy
Nhiệm vụ
Soạn nội dung bản word, chỉnh sửa nội
dung bản PowerPoint, tóm tắt nội dung nhóm thuyết trình của nhóm trình bày, đọc câu hỏi phần 1.1. Soạn nội dung bản PowerPoint, đọc câu hỏi 1.2
Đặt câu hỏi cho đề tài, đọc câu hỏi phần 2.1
Đặt câu hỏi cho đề tài, đọc câu hỏi phần 2.2.
Mức độ hoàn thành Điểm tự đánh giá
Hoàn thành đúng hạn Đánh giá: 100% Hoàn thành đúng hạn Đánh giá: 100% Hoàn thành đúng hạn Đánh giá: 100% Hoàn thành đúng hạn Đánh giá: 100% HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ 28
MAI
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.gso.gov.vn
[2]. https://bnews.vn/
[3]. https://hoc247.vn
[4]. Giáo trình Kinh tế vĩ mô – Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn
[5]. Tiểu luận nghiên cứu Diễn biến lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiềm chế linh hoạt năm 2008 của PGS.TS Phan Thị Cúc – Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh.
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ 29