TT155/2015/TT-BTC 336 Không báo cáo

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ViỆT NAM. TS. Phạm Thị Minh Hồng (Trang 47 - 61)

Qui trình xác định nội dung báo cáo và ranh giới các lĩnh vực

TT155/2015/TT-BTC 336 Không báo cáo

Báo cáo phát triển bền vững được lập dựa trên các nội dungqui định tại thông tư

155/2015/TT-BTC.

• Nội dung liên quan tới phát triển bền vững

phải báo cáo bao gồm: quản lý nguồn

nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi

trường, chính sách liên quan đến người lao động, báo cáo liên quan đến trách nhiêm với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn xanh.

Báo cáo phát triển bền vững được lập dựa trên các nội dungqui định tại thông tư

155/2015/TT-BTC.

• Các doanh nghiệp đã cố gắng báo cáo những vấn đề theo qui định nhưng nội dung trình bày rất sơ sài, mang tính đối phó, giá trị đối với

người sử dụng thông tin chưa cao.

• Giữa các năm, nội dung báo cáo của nhiều

doanh nghiệp không có sự thay đổi lớn, chỉ có một vài con số, một vài sự kiện thay đổi.

• Báo cáo trình bày theo mẫu sẵn nên chưa thể hiện các vấn đề trọng yếu trong hoạt động

phát triển bền vững gắn với đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể.

• Tất cả các nội dung báo cáo là do doanh

nghiệp tự xác định, không có sự tham vấn của các bên có liên quan.

Báo cáo phát triển bền vững được lập theo hướng dẫn của tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI).

• Có 21 doanh nghiệp đã lập BCPTBV theo

hướng dẫn GRI. Một số doanh nghiệp đã có bảng tham chiếu các chỉ tiêu trong BCPTBV theo hệ các chỉ tiêu của GRI.

• Các doanh nghiệp đã lập báo cáo theo hướng dẫn của GRI như Tập đoàn Bảo Việt, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk,…

• Các báo cáo đều thể hiện rõ thông điệp của lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động phát triển bền vững và xác định rõ mục tiêu hành động.

• Sự tham vấn của các bên có liên quan.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy có 10 doanh

nghiệp đã tham vấn các bên có liên quan khi lập BCPTBV. Báo cáo đã trình bày rõ cơ chế tiếp nhận tham vấn và tần suất tham vấn các bên có liên quan.

• Các nội dung về kinh tế trong BCPTBV.

Nội dung về kinh tế được trình bày trong

nhiều BCPTBV đó là doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức đóng góp cho ngân sách nhà

nước. Nội dung về phương thức mua sắm chỉ có 11 doanh nghiệp trình bày.

Đa số báo cáo đều chưa nêu được tác động kinh tế gián tiếp từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến kinh tế của địa phương như làm thay đổi năng suất lao động, mức thu nhập của địa phương, cải thiện điều kiện kinh tế ở những khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao,…

• Các nội dung về môi trường.

Nội dung tác động đối với môi trường tập

trung vào quy trình xử lý nước thải, chất thải, trồng cây xanh, cảnh quan môi trường trong công ty, số lần vi phạm bảo vệ môi trường, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường trong công ty, sáng kiến bảo vệ môi trường. Nội

dung về quản trị nhà cung cấp đối với phát triển bền vững mặc dù chưa phổ biến trong các báo cáo nhưng đã được một số công ty chú trọng trình bày.

• Các nội dung về xã hội.

Nội dung phổ biến trình bày trong các báo cáo về chính sách đối với người lao động về cơ chế tuyển dụng, chế độ lương, thưởng, phúc lợi, chế độ đào tạo, văn hóa doanh nghiệp gắn kết người lao động, bình đẳng giới trong doanh nghiệp, an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Các hoạt động đảm bảo phúc lợi cộng đồng mà doanh nghiệp đã thực hiện được trình bày như: tài trợ các hoạt động thể thao, văn hóa, xây dựng nhà tình nghĩa,

hoạt động khuyến học, tài trợ các chương trình khám chữa bệnh miễn phí.

• Bên cạnh đó một số nội dung chưa được xuất hiện trong các báo cáo như đánh giá nhà cung cấp về cách đối xử với người lao động, quyền của người bản địa, đánh giá nhà cung cấp về quyền con người, chống tham nhũng.

Hoàn thiện Báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết

• Các giải pháp đề xuất

Doanh nghiệp cần đưa quản lý rủi ro liên quan đến môi trường và phát triển bền vững vào

chiến lược quản lý rủi ro chung.

Tuân thủ qui trình lập báo cáo. Nhất thiết

phải có sự tham vấn của các bên có liên quan

trong quá trình xác định các vấn đề phát triển bền vững.

• Các giải pháp đề xuất

Đề xuất trong giai đoạn đầu yêu cầu báo cáo phát triển bền vững không nhất thiết phải yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân theo

hướng dẫn GRI nhưng phải đảm bảo báo cáo về ba vấn đề cốt lõi. Đặc biệt hạn chế những thông tin quy định mang tính dập khuôn, máy móc làm cho báo trở nên đơn điệu, đối phó và không có ý nghĩa.

• Các giải pháp đề xuất

Về tiêu chuẩn chất lượng của báo cáo phải đảm bảo tính cân đối và tính so sánh.

Tăng cường sự giám sát của các bên có liên quan đối với báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ViỆT NAM. TS. Phạm Thị Minh Hồng (Trang 47 - 61)