Điều này được khẳng định khi làm bài tập trắc nghiệm củng cố bài, cô giáo cho học sinh lựa chọn đáp án đúng, Ngọc đã làm không đúng, chỉ 1 mình e có đáp án khác so với các bạn. Em chọn: “lấy tổng cộng với số hạng”
Rất vui vì cô giáo đã cố gắng dành thời gian cho Ngọc, chia sẻ cùng Ngọc để em nắm lại được quy tắc. 46’56’’.
Nguyên nhân
• Em có năng lực học chậm hơn các bạn trong lớp.
• Em chưa xác định được thành phần và kết quả của phép tính. Những bài học trước chưa đủ sâu đối với em.
• Em chưa nhận diện được x là gì: Tại sao lại có x trong biểu thức. Đó là dạng toán mới qua chương mới. Em chưa được làm phiếu bài tập bao giờ, có kiến thức nhưng không quen nên xử lí khó. (nhiều e rất thích phiếu không muốn cất,…)
• Em chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ bạn bè và cô giáo, chưa ai phát hiện ra em đã làm không đúng bài tập. Các bạn học sinh trong lớp chưa có được kĩ năng học tập cộng tác cùng các bạn, điều này đã làm cho em sai lại càng sai.
• Tâm lí cô giáo hôm nay quá căng thẳng, có quan sát học sinh nhưng không thể quán
xuyến hết. Số lượng người dự quá đông làm cô giáo khó tiếp cận học sinh này.
• Số lượng học sinh hạn chế về năng lực quá nhiều trong lớp, cô đã cố gắng nhưng
không thể phát hiện mới.
• Không đủ thời gian để hỗ trợ sâu cho học sinh vào cuối thời gian của tiết học, tôi nghĩ
nếu có thời gian chắc chắn cô giáo đã dành thời gian để tiếp cận với học sinh khi phát hiện ra trong lớp cũng chỉ có 1 mình em sai . Điều này làm tôi tiếc nhất. GV không mạnh dạn điều chỉnh chương trình để tạo cơ hội cho học sinh thực sự học sâu.
Giải pháp
• Hạn chế việc tổ chức cho giáo viên dạy lớp khác khi chưa hiểu nhiều về
học sinh. Có thể mang tính khách quan nhưng việc gv không hiểu hết học sinh thì không thể tổ chức cho học sinh được học thực sự, không được sự quan tâm sâu sắc với học sinh.
• Hướng dẫn cho học sinh học tập cộng tác để hỗ trợ kịp thời cho học sinh
khi thời điểm đó không có cô giáo (kiểm tra nhau). Hiện tại học sinh lớp này chưa được hướng dẫn về cách hỗ trợ cho các bạn trong lớp. Có thể là giáo viên chủ nhiệm thì hiểu hơn, nhưng thật sự số lượng học sinh hạn chế về năng lực đông thì gv chủ nhiệm cũng không thể thực hiện được.
• Mạnh dạn điều chỉnh chương trình để giải quyết triệt để tình huống học tập của học sinh và dành thời gian cho học sinh được học sâu. Có thể bớt bài tâp như mong muốn của cô giáo, tăng thời gian cho học sinh hoạt động giám sát được việc học của học sinh, thời gian dạy học được rút ngắn.
• Giải quyết nhu cầu riêng của cá nhân học sinh khi chỉ có 1 mình em sai.
• Sẽ là hấp dẫn hơn nếu sau khi phát hiện học sinh trả lời không đúng cô
giáo quan tâm xem sản phẩm của học sinh, phát hiện ra tại sao học sinh trả lời nhu thế.
Bài học
• Tôi học được việc luôn dành thời gian giải quyết kịp thời và triệt để ngay vấn
đề khó khăn của học sinh. Khi điều chỉnh cách nói của học sinh, phần báo cáo kết quả của học sinh sẽ giúp học sinh nhớ lâu và thành kiến thức hoàn chỉnh mà học sinh chưa được nắm kĩ.
• Tôi học được khi đã hết thời gian của 1 tiết học mới phát hiện được vấn đề
học tập của học sinh thì sẽ dành thời gian lưu ý sau khi hết giờ này em mang sách/vở cho cô kiểm tra và cô cùng em kiểm tra lại bài.
• Tôi học được việc căn cứ tình hình học tập của học sinh trong lớp để mạnh
dạn điều chỉnh chương trình, số lượng bài tập phù hợp với học sinh, đảm bảo thời lượng dạy học trong 1 tiết vi tôi được quyền điều chỉnh chương trình và thiết kế bài học phù hợp với năng lực học sinh.
• Tôi học được vấn đề điều chỉnh số lượng người dự giờ để không gây áp lực
đối với học sinh, và khó khăn cho giáo viên trong việc tiếp cận học sinh, dễ rơi vào tình trạng học sinh bị bỏ rơi trong khi tham gia học tập.
• Tôi học được tầm quan trọng trong việc tổ chức cho học sinh tương tác
nhóm đôi, tôi sẽ có thời gian nhàn rỗi nhưng kiểm soát được hiệu quả học tập của học sinh, học sinh của tôi có thêm nhiều phẩm chất, năng lực: đoàn kết, yêu thương, tự học, tự giải quyết vấn đề.
Bài học
Các vấn đề được chia sẻ trong buổi SHCM