Vấn đề thiết kế hình thức thực hiện bài tập và tạo sự tham gia của học sinh: Phần bài mới hôm nay học sinh

Một phần của tài liệu SHCM LẦN 2 - lê hồng phong (1) (Trang 28 - 31)

tham gia của học sinh: Phần bài mới hôm nay học sinh giơ tay khá nhiều nhưng không hiểu sao bài tập 1 học sinh không được tự làm bài mà phải cùng cô giáo thực hiện tính nhẩm trên bảng. Tôi thấy được sự lo lắng của cô khi để học sinh tự làm mới chọn giải pháp cùng làm với học sinh. Điều này đã làm cho học sinh mất cơ hội dùng kiến thức vừa học áp dụng vào thực tiễn, có học sinh không giơ tay. (20’20)

• Nguyên nhân:

• Tôi nghĩ là việc thực hiện bảng cộng của các em đã thành thục nhưng vì tâm lí lo ngại học sinh mình chưa làm được nên cô giáo vẫn muốn làm thay.

• GV chưa thật sự tin tưởng vào khả năng của học sinh. Đối chiếu kết quả bài làm của học sinh trong vở đã gt phần trước chứng tỏ học sinh cộng trừ rất tốt.

• Thiết kế chưa tính đến đối chiếu thực tế năng lực học sinh. Thường sử dụng cách học tập trung hỏi-đáp để giúp học sinh làm bài tập.

• Phần bảng cộng học sinh được hướng dẫn trước khi hình thành bài mới nên chưa dám để học sinh tự làm.

Bài học

• Tôi học được một vấn đề, nếu căn cứ tình hình học tập của học sinh tôi nghĩ các em thừa khả năng để làm bài tập nay mà không cần phải có sự điều hành từ cô. Việc giáo viên không để học sinh tự học khi đủ khả năng thực hiện sẽ không tạo cơ hôi học tập

cho học sinh; ngoài ra việc đứng trên bảng điều hành chung chỉ có thể nhận biết một số học sinh đủ khả năng thực hiện nhanh phép cộng, không nhìn thấy sản phẩm thực tế từ học sinh thì khó điều chỉnh cho phần bài tập sau.

• Học được cách hướng dẫn học sinh cách hoạt động theo nhóm, Có thể trong trường hợp này giao thời gian cho học sinh tự

nhẩm, hỏi đáp với nhau với hình thức nhóm đôi, chia sẻ cả lớp thì mức độ hiểu sâu và không khí lớp học sẽ thay đổi rất nhiều. (kết hợp 3 hình thức: tự học, học nhóm và hs hỏi đáp với nhau)

Các vấn đề được chia sẻ trong buổi SHCM

1. Vấn đề sử dụng phiếu học tập cho học sinh.

2. Vấn đề mạnh dạn điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học để phù hợp với thực tế học sinh trong lớp. 3. Vấn đề tham gia học tập thực sự của học sinh trong

học tập, giải quyết vấn đề. Vấn đề hỗ trợ bạn trong dạy học.

Một phần của tài liệu SHCM LẦN 2 - lê hồng phong (1) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(31 trang)