Địa tầng Đệ tứ

Một phần của tài liệu NguyenDinhVan_K43_DCH (Trang 31 - 43)

II. Đặc điểm địa tầng bể Cửu Long

2.Địa tầng Đệ tứ

Địa tầng Đệ tứ ở bể Cửu Long đã được nhiều tác giả đề cập trong các công trình đo vẽ lập bản đồ địa chất - khoáng sản, địa chất dầu khí, địa chất khoáng sản biển ven bờ ở các tỷ lệ khác nhau từ 1:1.000.000 đến 1:50.000. Tổng hợp các kết quả đó, các tác giả đã phân chia địa tầng Đệ tứ ở bể ra 6 phân vị: Pleistocen hạ; Pleistocen trung, phần dưới; Pleistocen trung - phần trên; Pleistocen thượng, phần dưới; Pleistocen thượng, phần trên – Holocen hạ – trung và Holocen thượng với các nguồn gốc khác nhau như sau (hình 2.4, 2.5)

* Trầm tích Pleistocen sớm

- Trầm tích sông cổ (aQ11)

Trầm tích sông tuổi Pleistocen sớm ở bể Cửu Long được thành tạo vào giai đoạn biển thoái ứng với băng hà Gunz. Tuy nhiên, trầm tích này bị phủ hoàn toàn bởi các trầm tích có tuổi trẻ hơn, chỉ bắt gặp trên các mặt cắt địa chấn và các lỗ khoan bãi triều.

Trung tâm đồng bằng Nam Bộ (vùng Cần Thơ, Vĩnh Long), tại LK209 (thị trấn Cái Vồn, Vĩnh Long), trầm tích sông nằm ở độ sâu 237 đến 260m (dày 23m) với vật liệu gồm sỏi, sạn, cát thô đến mịn màu xám sáng (tướng lòng sông). Tỷ lệ sạn sỏi: 12 -15,6%; cát 84 – 87,6%; Md = 0,4 – 0,56; So = 1,6 – 2,65; Sf = 0,7; Ro = 0,27 – 0,28. Ở độ sâu 248m gặp tảo nước ngọt Cyclotella comta, Eunotia parralella tuổi Pleistocen sớm.

Đáy biển thềm lục địa bể Cửu Long bắt gặp cuội, cát trầm tích này. Chúng phân bố lấp đầy các rãnh xâm thực sâu trên bề mặt bào mòn của trầm tích Pliocen.

- Trầm tích cửa sông (fans) cổ (amQ11)

Trầm tích này tương ứng với băng hà Gunz, chúng là các fans cổ thành tạo trong giai đoạn biển thoái Pleistocen sớm. Trên bản đồ độ sâu tỷ lệ lớn các fans này thể hiện rất rõ nét, chúng là nơi gặp gỡ của các lòng sông cổ kéo dài từ lục địa cổ tới biển. Thành phần bao gồm sạn, cát lẫn bùn. Thành phần hạt thô là trầm tích lục nguyên tàn dư, thành phần hạt mịn một phần là lục nguyên song chủ yếu là bùn mangan biển sâu được thành tạo từ Pleistocen sớm đến nay. Trên lát cắt địa chấn, sóng phản xạ lộn xộn, đứt đoạn xen kẽ song song.

Trên các băng địa chấn, trầm tích tuổi Pleistocen sớm và có cấu tạo dạng xich ma tăng trưởng đặc trưng. Trầm tích này được ký hiệu là amQ11, bắt gặp không liên tục trong các băng địa chấn hoặc trong các lỗ khoan biển và bãi triều đánh dấu những giai đoạn biển dừng tạm thời.

Tại lỗ khoan LK2000-1-Cầu Muôn (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), độ sâu 166,6 - 159,1m trầm tích gồm: sạn sỏi, cát màu xám vàng lẫn ít bột sét, độ chọn lọc trung bình đến kém, mài tròn trung bình. Trầm tích có thành phần cấp hạt sạn cuội: 66,2 - 75,2%, cát 19,8 - 28,3%, bột 3,2 - 5,6%, Md = 2,2 - 4,5, So = 1,7 - 3,37, Sk = 0,45 - 1,2; cát bột màu xám đen giàu mùn thực vật thân gỗ hoá than màu đen. Trong trầm tích có một số dạng bào tử phấn hoa của thực vật ngập mặn, lợ (môi trường

Hình 2.5: a-Mặt cắt địa chất qua khu vực đảo Phú Quý thấy rõ phun trào bazan cắt các trầm tích Đệ tứ. b-Mặt cắt ngang qua bể Cửu Long và Nam Côn Sơn, thấy rõ trầm tích

cửa sông ven biển) gồm các dạng: Rhizophora sp., Myrica sp., Lygodium sp., Polypodium sp. cho tuổi Pleistocen sớm (Q11). Chiều dày 5-30m.

- Trầm tích biển cổ (mQ11)

Trầm tích biển Pleistocen bắt gặp trong các trong hầu hết các lỗ khoan máy bãi triều và biển nông (trên các băng địa chấn). Vùng biển Đông Nam Bộ trầm tích biển phân bố trên diện rộng, ở độ sâu dưới 150m. Phía dưới là cát, cát sạn chuyển lên trên là các lớp bột sét xen cát, bùn sét màu xám xanh, một số nơi có vật liệu núi lửa. Tại LK2000-1, độ sâu 130 - 126m: gồm cát bột lẫn sạn tuf loang lổ màu tím, vàng, nâu, gắn kết khá tốt (sạn = 2,8%, cát= 59,1%, bột= 12,6%, sét 25,3%; Md = 0,28, So = 7,6, Sk = 0,07). ở độ sâu 126,7-126,9m gặp cây thân gỗ màu nâu khá cứng chắc (dưới); bột tuf loang lổ màu vàng, đỏ, tím gặp nhiều mảnh felspat sắc cạnh, thuỷ tinh, tro bụi núi lửa (0,2-0,5mm) (trên). Ở độ sâu 157,8 và 153m (LK2000-1) gặp tập hợp tảo vôi đặc trưng cho môi trường biển nông ven bờ tuổi Pleistocen sớm gồm các loài: Pseudoenailiania huxley (Kamptner), Gephyrocapsa caribleania Boudrean. Ở độ sâu 119,0 - 121,5m; 128,9 - 130,9m (LK 98-2) gặp phong phú các phức hệ Foraminifera: Gloligerinoides

tuổi Pliocen muộn - Pleistocen sớm (N23-Q11). Bề dày thay đổi từ 20-70m. Vùng biển Cà Mau - Hà Tiên, trầm tích biển Pleistocen sớm gồm các lớp cát xen với bột sét, bùn sét phân lớp mỏng màu xám xanh chứa di tích thực vật ngặp mặn dạng lá. Ở độ sâu 86 - 71,1m (LK95-4 Rạch Giá): trầm tích chủ yếu là bột sét xen các dải cát bột chứa mùn thực vật, màu xám xanh, xám nâu, cấu tạo phân dải ngang. Thành phần độ hạt: cát 18,25 - 58,8%, bột sét 41,18 - 89%, độ chọn lọc (So) = 2,44 - 3,8, Sk 0,37 - 2,12, Md = 0,013 - 1,12mm. Trong trầm tích này có chứa phong phú phấn hoa thực vật ngập mặn:

Rhizophora sp., Brigirina sp., Polypodium, Sonneratia sp.,...

Trong các mặt cắt địa chấn tầng trầm tích này được đặc trưng bởi sóng phản xạ song song rõ nét, thành phần thạch học là bùn sét mịn. Theo dõi trên các băng địa chấn theo hướng vuông góc với đường bờ, trầm tích này phân bố một cách liên tục, bề dày đạt cực đại ở trung tâm thềm lục địa, cực tiểu ở sườn lục địa. Trên các mặt cắt song song với bờ biển có thể phát hiện các rãnh bào mòn phát triển bởi hoạt động của các dòng sông ở pha biển thoái sau đó.

Bề dày của trầm tích thay đổi từ 10 - 90m.

- Trầm tích nón quạt, cửa sông cổ (amQ12a)

Trầm tích sông biển Pleistocen giữa, phần sớm là các trầm tích châu thổ (fans) cổ tàn dư, thành phần là sạn, cát sạn, cát bùn, bùn cát. Các trầm tích châu thổ cổ này thể hiện rất rõ nét trên bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn. Vùng biển thềm lục địa trầm tích này gặp hầu hết trong các băng địa chấn và lỗ khoan bãi triều, khoan biển.

Trên các băng địa chấn, trầm tích tuổi Plestocen giữa, phần sớm có cấu tạo dạng xich ma tăng trưởng đặc trưng.

Vùng biển Đông Nam Bộ trầm tích gồm: cát, cuội sạn chứa vụn thực vật hoá than, chuyển lên phía trên là cát xen sét màu xám, xám xanh, xám nâu.

- Trầm tích biển nông ven bờ cổ (mQ12a)

Trầm tích biển Pleistocen giữa, phần sớm đặc trưng bằng trường sóng phản xạ dải ngang, trên bề mặt có nhiều hố đào khoét và được lấp đầy bằng trầm tích hạt thô của thực thể khác trẻ hơn. Thành phần thạch học bao gồm bột sét lẫn cát sạn phong hoá loang lổ, màu xám, xám xanh, xám trắng. Chiều dày thay đổi 50- 180m.

Vùng biển Đông Nam Bộ: Trầm tích biển Pleistocen giữa, phần sớm chủ yếu là hạt mịn: bột sét, sét xen ít lớp cát mỏng màu xám xanh phong hoá loang lổ chứa kết vón laterit, gặp được các hoá thạch của Foraminifera, Nanoplanton, Diatomea. Thành phần cát của trầm tích mQ12a chủ yếu là loại đơn khoáng đến ít khoáng: thạch anh 80-90%, felspat 5- 10% (gồm 2 loại felspat kali và plagioclas), mảnh đá 5- 10% (chủ yếu là quarzit, silic), ngoài ra còn gặp các khoáng vật amphibol, turmalin, epidot, limonit.

* Trầm tích Pleistocen giữa, phần muộn

- Trầm tích nón quạt cửa sông cổ (amQ12b)

Trầm tích amQ12b có thành phần gồm cát sạn, cát bùn. Do phân bố trên đới sườn dốc nên diện phân bố rất hẹp và bề dày cũng chỉ đạt đến tối đa 15m. Trên các băng địa chấn nông thể hiện rõ các tập và mặt ranh giới gồm các thấu kính có phản xạ xiên chéo và xích ma tăng trởng điển hình là từ mép thềm lục địa trở vào.

Vùng biển Nam Bộ: phân bố hạn chế ở khu vực biển Vũng Tàu- Hồ Tràm, trầm tích gồm cuội sạn, cát sạn, cát xen bột màu xám vàng. Bề dày 5-15m.

- Trầm tích đầm lầy ven biển (mbQ12b)

Trầm tích này không lộ trên bề mặt mà chỉ phát hiện ở biển Nam Bộ qua các lỗ khoan bãi triều, khoan biển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trầm tích của tầng gặp trong LK99-II (ấp Cà Cối xã Long Vĩnh - Trà Cú - Trà Vinh). Ở độ sâu 58,9- 52m, thành phần trầm tích gồm: sét màu xám tới xám nâu xen các lớp mùn thực vật màu đen chuyển xuống dưới là cát xám xanh. Môi trường thành tạo ở bãi triều châu thổ bị đầm lầy hoá (phát triển nhiều rừng ngập mặn). Bề dày của tầng thay đổi từ 10- 15m.

- Trầm tích biển nông cổ (mQ12b)

Trầm tích biển mQ12b phân bố ở độ sâu từ 200- 300 đến độ sâu 400- 500m trên đáy biển thềm lục địa với diện phân bố hẹp. Được thành tạo trong pha biển tiến ứng với gia băng Riss- Wurm1. Trầm tích là cát, cát bột, bùn sét phía trên có biểu hiện phong hóa. Trên băng địa chấn dễ dàng phát hiện nhờ đặc trưng sóng địa chấn song song, ranh giới trên rõ nét bởi các rãnh bào mòn, xâm thực.

Trầm tích này bắt gặp trong các băng địa chấn vùng biển nông và một số lỗ khoan biển và bãi triều.

Vùng biển Đông Nam Bộ trầm tích gồm các lớp cát xen bột, bột sét màu xám xanh chứa kết hạch vôi sét.

Tại LK98-I Rạch Tàu (Mũi Cà Mau) đã gặp tầng trầm tích này ở độ sâu: 55,5 - 64,5m, trầm tích gồm chủ yếu là cát lẫn bột sét màu xám sáng, xám phớt xanh, bột sét thường phân lớp mỏng xen kẽ trong cát chuyển lên trên là các lớp sét, sét bột, cát mịn đan xen đều đặn trong mẫu. Dày 9m.

* Trầm tích Pleistocen muộn, phần sớm

- Trầm tích nón quạt cửa sông cổ (amQ13a)

Trầm tích amQ13a được thành tạo khi biển thoái cực đại ứng với băng hà Wurm1. Trầm tích là cát sạn, cát lẫn bột sét, phía trên bị loang lổ nhẹ. Trên băng địa chấn đặc trưng là cấu tạo kiểu xichma tăng trưởng, phía trên là kiểu cấu tạo song song của trầm tích biển tiến sau đó.

Vùng biển thềm lục địa trầm tích này chủ yếu gặp trong các lỗ khoan máy bãi triều, lỗ khoan biển, liên quan tới các cửa sông lớn đổ ra biển của hệ thống sông Cửu Long (Hình 2.6).

Vùng biển Đông Nam Bộ: trầm tích gặp được trong một số lỗ khoan bãi triều và trong các băng địa chấn nông độ phân giải cao. Mặt cắt đặc trưng của trầm tích trong

LK2000 Cầu Muôn, độ sâu 59,7 - 46,3m với thành phần gồm: cuội sỏi sạn, cát thô, vừa màu xám vàng, xám sáng phía trên lẫn ít sét màu xám vàng, xám sáng.

Trầm tích dày 5-10m.

- Trầm tích biển nông ven bờ cổ (mQ13a)

Trầm tích biển Q13a phân bố phổ biến ở hai đới độ sâu khác nhau: từ 100-120 đến 200- 300m nước và độ sâu từ 20- 60m nước, phổ biến ở vùng tiền châu thổ sông Cửu Long. Trong khi đới phía trong bề mặt có màu loang lổ xám vàng, nâu đỏ chứa kết vón laterit do bị phơi ra trong không khí trong pha biển thoái ứng với băng hà cuối cùng (Wurm2) thì đới phía ngoài vẫn còn giữ nguyên được màu sắc nguyên thủy là xám xanh, xám sẫm của trầm tích biển nông.

Tại vùng biển nông tầng trầm tích này bắt gặp hầu hết trong các lỗ khoan máy bãi triều và khoan biển.

a b

Hình 2.6. a. Sét biển (mQ13a) phong hóa loang lổ chứa vụn laterit

b. Sạn laterit và vụn vỏ sinh vật trong trầm tích cát sạn sóng cát ven bờ cổ (mQ13b-Q21- 2). Vùng biển nông Bạc Liêu - Hàm Luông.

Vùng tiền châu thổ sông Cửu Long, mặt cắt đặc trưng của tầng gặp trong LK2000-1 Cầu Muôn, độ sâu 46,3 - 14,7m. Trầm tích được thành tạo trong môi trường biển (pH = 7,5 – 8, Eh = 15,6 – 16,5, Kt = 1 – 1,23). Trong trầm tích loang lổ, Al203 tăng cao 14,6%, Fe203 6,46%. Trong trầm tích hạt mịn gặp phong phú Foraminifera, Nannofossil, bào tử phấn hoa, tảo Diatomea bảo tồn ở mức độ trung bình. Tuổi Pleistocen muộn. Trầm tích gặp ở lỗ khoan LK95- 4, độ sâu từ 19- 42,8m. Thành phần độ hạt: sét bột= 85- 97%, cát= 2,93- 14,7%, So=1,64- 3,93%; Sk= 1,05- 4,16%, Md=

0,01- 0,008. Trong thành phần sét thì hàm lượng sét monmorilonit có hàm lượng cao. Trong trầm tích có tập hợp Foraminifera: Operculina, Amphistegina, Operculina complanata, O. ammonoides, Gypsima, Pseudorotalia, Cellanthus craticulatus… Quinqueloculina. Ngoài ra trong tầng còn gặp khá giàu tảo Diatomea: gồm các loài

Coscinodiscus radiatus, C. marginatus, Cyclotella stylorum tuổi Pleistocen muộn. Chiều dày của trầm tích đạt 21,8m.

* Trầm tích Pleistocen muộn, phần muộn – Holocen sớm – giữa

- Trầm tích sông cổ (aQ13b - Q21-2)

Trầm tích sông Q13b - Q21- 2 phân bố ở độ sâu 20 - 80m, dạng dải kéo dài vuông góc với đường đẳng sâu. Diện lộ trầm tích này bắt gặp ở tiền châu thổ sông Cửu Long. Trầm tích là cát, bột sét lẫn sạn được thành tạo trong giai đoạn biển thoái ứng với băng hà Wurm2. Dấu hiệu đào khoét của các lòng sông cổ trên các tầng sét loang lổ Pleistocen muộn thể hiện rất rõ nét trong các băng địa chấn.

- Trầm tích nón quạt cửa sông (fans) cổ (amQ13b - Q21-2)

Trầm tích phân bố phổ biến trên đáy biển ở độ sâu 100 - 120m nước. Đây là thế hệ nón quạt cửa sông có diện tích phân bố lớn nhất trên đáy biển Việt Nam, chủ yếu tập trung ở trước châu thổ sông Cửu Long. Ngoài ra còn bắt gặp trầm tích này phân bố rải rác ở độ sâu 20- 60m nước giữa các trường trầm tích biển tuổi Q13b - Q21-2. Thành phần trầm tích là cát bột pha sét màu xám, xám nâu. Trên các mặt cắt địa chất minh giải từ băng địa chấn, tớng trầm tích này chỉ phát hiện phổ biến ở mép thềm lục địa với cấu tạo xích ma tăng trưởng đặc trưng.

- Trầm tích đầm lầy ven biển cổ (mbQ13b- Q21-2)

Là trầm tích tương đối phổ biến trong vùng biển ven bờ Việt Nam, có thể gặp chúng qua các lỗ khoan bãi triều, khoan biển và ống phóng trọng lực ngoài khơi.

Vùng tiền châu thổ sông Cửu Long gặp trong các lỗ khoan máy bãi triều, thành phần trầm tích là bùn, bùn sét, bùn sét màu xám, xám đen giàu mùn thực vật hoá than. Dày 5-20m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng biển Cà Mau chúng thường được hình thành trong các lạch triều cổ có hướng đổ ra vịnh Thái Lan. Trầm tích gồm bùn sét bùn cát, giàu mùn bã thực vật màu xám đen chứa các lớp, vỉa than bùn. Trong LK95-4 Rạch Sỏi, ở độ sâu 14,0 - 12,8m gặp trầm tích là bột sét chứa cát, bột sét chứa mùn thực vật màu đen giàu bào tử phấn hoa

thực vật ngập mặn Rhizophora sp., Bruguiera sp., Sonneratia sp., Pinus sp., Quercus.

Dày 2-20m.

- Trầm tích biển (tướng bãi triều, đê cát, biển nông cổ) (msQ13b - Q21-2; mQ13b - Q21-2) Trầm tích biển (msQ13b - Q21-2; mQ13b - Q21-2) được phân chia chi tiết thành 2 t- ướng đặc trưng cho chế độ thủy thạch động lực khác nhau. Tướng cát, cát sạn đê cát, bãi triều cổ và tướng cát bùn sét biển nông. Đó là những di chứng đường bờ biển cổ còn sót lại ở vùng biển ven bờ Việt Nam.

Trầm tích bãi triều, đê cát cổ (msQ13b-2 1) phân bố chủ yếu ở đới đường bờ 50- 60m nước, dạng kéo dài song song với đường đẳng sâu. Trầm tích là cát hạt vừa đến thô, cát sạn lẫn vụn vỏ sinh vật chọn lọc, mài tròn tốt. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh (>85%), sạn chủ yếu bắt gặp kết vón laterit màu nâu đen mài tròn rất tốt . Chiều dày 5 - 15m.

Trầm tích cát bùn sét biển nông (mQ13b - Q21 -2) phân bố trên đáy biển ở độ sâu từ 50 - 60m đến 100 - 120m nước, có thể nhận rõ chúng với kiểu phản xạ địa chấn song song. Trầm tích biển này được thành tạo trong cùng giai đoạn biển tiến Flandrian, ranh

Một phần của tài liệu NguyenDinhVan_K43_DCH (Trang 31 - 43)