giải phóng đất nước.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Bác Hồ thăm bà con các dân tộc xã Hùng Sơn (Đại Từ - Thái Nguyên)
nhân vụ mùa năm 1954.
Bác Hồ với các cháu nhà trẻ Bắc Hải, Bắc Kinh, CHND Trung Hoa, ngày 27.6.1955
Bác Hồ thăm một đơn vị Quân đội miền Nam tập kết (1957)
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi trường Trung học số 28 Bình Nhưỡng, Triều Tiên tháng 7. 1957
Các cháu thiếu nhi thủ đô Mát-xcơ-va hân
Tìm hiểu thực tế sản xuất của nông
dân xã Ái Quốc (Hải Hưng) năm 1958 Bác Hồ thǎm đại biểu giáo viên toàn miền Bắc (1958)
Bác Hồ thăm kè Cố Đô - Hà Tây, năm 1958
Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng tại phố Hàng Than năm 1958
Tháng 9/1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã diễn ra. Đại hội đã thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và Trung ương Đảng, quân và dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Từ 1961, Bác dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi đồng bào, động viên sản xuất. Công tác, trọng trách Bác giao cho Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và các đồng chí lãnh đạo Đảng chủ trương thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước bằng cách đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III của Ðảng 05.09.1960
Giữa những ngày diễn ra cuộc chiến đấu của quân và dân ta đang diễn ra ác liệt ở khắp Miền Nam,chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ đang ngày một leo thang ác liệt năm 1965. Ngày17/07/1966 Bác Hồ đã ra
lời kêu goi chống Mỹ cứu nước:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
"… Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
Lời di chúc của Bác đã trở thành hiện thực. Ngày 30/4/1975, cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng miền Nam của quân đội ta đã toàn thắng, hoàn thành sự nghiệp thống nhầt nước nhà.
Cuộc đời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người Cộng Sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng Cộng Sản chủ nghĩa, vì độc lập của các dân tộc. Với những cống hiến của Người, năm 1987, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ ( UNESCO) đã công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam.
Vào hồi 9 giờ ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng. Bác trút hơi thở cuối cùng vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969, tức ngày 21 tháng 7 âm lịch, hưởng thọ 79 tuổi. Cả dân tộc cùng khóc Bác:
"Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa.
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa"
Bác ra đi là một tổn thất vô cùng lớn lao cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Nhưng Bác vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.