Về cơ bản, sự quét của máy đo độ giãn laser có thể được hiệu chuẩn bằng các phương pháp hiệu chuẩn thông thường (các căn mẫu, các cảm biến đo cơ học và quang học, các phương pháp đo giao thoa) cùng với các dụng cụ đo chuyển vị cơ khí. Yêu cầu này được thực hiện cùng với hiệu chuẩn các bộ cảm biến (đầu đọc) cơ khí giữa một phần tử cố định và một phần tử di động hoặc hai đầu di động của một thiết bị hiệu chuẩn được định vị ở các độ tăng riêng biệt. Ít nhất là một dải (thép mã hóa được đặt trên các phần tử cố định hoặc di động này. Như vậy, các sai lệch của phép đo được xác định là các sai lệch tuyệt đối hoặc tương đối so với vị trí trong vùng quét.
Ngoài các sai số tĩnh này, còn có thêm một loạt các ảnh hưởng được tạo ra bởi chế độ vận hành của máy quét, máy thu và môi trường. Các ảnh hưởng này bao gồm cả trạng thái trigơ của các linh kiện điện tử, sự tương phản của các vạch dấu mã hóa, ảnh hưởng của ánh sáng không đổi hoặc thay đổi, sự chảy rối của không khí và cảm ứng điện từ.
Phép đo các ảnh hưởng này chủ yếu là đo chế độ làm việc của máy quét khi mẫu thử ở trạng thái nghỉ. Trong trường hợp này, cần phân tích tính chất thống kê của phép đo các vị trí của dải (thép).
Trong các điều kiện tối ưu, sự phân bố đối với toàn bộ hệ thống đo này không nên lớn hơn một giá trị tương ứng với sai lệch ± 1 đơn vị cơ bản của cơ cấu định giờ của máy quét.
Thông số quan trọng đối với máy quét là tốc độ quét và tốc độ tại đó chùm tia laser di chuyển trên mẫu thử. Cùng với tần số của cơ cấu định giờ và di chuyển cục bộ của các dải (thép) mã hóa theo chiều biến dạng, chúng tạo ra sai số động lực học trong phép đo. Có thể xác định các tốc độ này thông qua tính toán và cực tiểu hóa bằng các hàm điều chỉnh.
Các ảnh hưởng thêm nữa được tạo ra bởi nguyên lý quét được sử dụng và được mô tả trong các Điều E.3 và E.4.