Chất thải rắn

Một phần của tài liệu tiểu luận của nhóm (Trang 29 - 33)

6.1. Tình hình chung

Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Công trình khảo sát chất thải toàn cầu (Tổ chức hàng hải quốc tế) đã thống kê, cứ tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 1 tỷ USD sẽ làm phát sinh khoảng 4.500 tấn chất thải công nghiệp, trong đó 20% là chất thải nguy hại.

Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại các khu vực đô thị và các khu CN còn ở các khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa được thống kê một cách đầy đủ do việc quản lý, thu gom chưa thống nhất, hệ thống xử lý cũng chưa hoàn thiện. Theo thống kê 2008, lượng CTR đô thị bình quân khoảng 1,45kg/1 người/ngày còn ở khu vực nông thôn thì con số đó là 0,4kg/người/ngày. Có thể thấy rằng lượng chất thải mà chúng ta thải ra môi trường hàng ngày là quá lớn; như vậy, điều cấp thiết hiện nay cũng chính là tìm ra những biện pháp xử lý khoa học và lâu dài.

Biểu đồ: Hiện trạng phát sinh CTR ở các vùng kinh tế của nước ta và dự báo năm 2015

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ xây dựng, 2010

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ xây dựng, 2010

Trong năm 2008, tổng lượng CTR của cả nước lên tới con số gần 28 triệu tấn, gấp đôi so với con số này vào năm 2003 với chỉ khoảng 15,5 triệu tấn và còn tiếp tục gia tăng trong giai đoạn sau đó.

Từ biểu đồ ta thấy, trong các loại chất thải rắn thì CTR đô thị luôn đứng ở vị trí đầu bảng với khoảng 13 triệu tấn năm 2008, theo sau bởi chất thải nông thôn và chất thải công nghiệp; chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ là chất thải y tế và chất thải làng nghề, tuy nhiên không hề ít về mức độ độc hại. Điều đáng buồn là theo dự báo của Bộ xây dựng và Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước tính đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, cao gấp 1,5 lần so với năm 2008. Mặt khác, CTR đô thị và CTR công nghiệp được dự báo tiếp tục tăng, chiếm khoảng 73% trong năm 2015; ngược lại, CTR nông thôn và làng nghề lại giảm, đặc biệt là CTR nông thôn, chiếm 32,6% năm 2008, được dự báo chỉ chiếm 22,5% vào năm 2015. Nguyên nhân của sự thay đổi cũng được dự đoán là kết quả của công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cùng với đó là quá trình đô thị hóa đang ngày càng gia tăng ở những tỉnh thành phố khác; cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi đáng kể: tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng cao, nông nghiệp và thủ công nghiệp giảm.

6.2. Chất thải rắn sinh hoạt

Trong 20 năm qua, bên cạnh những lợi ích, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường nghiêm trọng. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu hướng phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%, với nhiều thành phần phức tạp. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), TP. Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên

(12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006-2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8000 tấn/ngày (gần 3 triệu tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2).

6.3. Chất thải rắn công nghiệp

Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất thải rắn công nghiệp, tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn (tương đương mỗi ngày khoảng 7123 tấn), trong đó CTNH công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm, chủ yếu từ các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim

Phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ

miền Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 46% tổng lượng CTNH phát sinh của cả nước; các tỉnh miền Bắc chiếm 23%. Thống kê còn chỉ ra tổng lượng CTR nguy hại phát sinh từ các làng nghề vào khoảng 2800 tấn/ngày, trong đó các làng nghề miền Bắc phát sinh nhiều nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng

6.4. Chất thải rắn y tế

Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương là do trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn... Theo thống kê của Cục Quản lý Môi trường Y tế (năm 2010), trung bình các cơ sở y tế trên cả nước thải ra hơn 380 tấn chất thải mỗi ngày, trong đó khoảng 45 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại; ước tính, đến năm 2015, lượng chất thải y tế sẽ tăng lên gần gấp đôi, khoảng 600 tấn/ngày.

Phân lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực các tỉnh thành, 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các đô thị và 30% ở huyện, xã, nông thôn, miền núi. Một trong nhiều lý do là các cơ sở ở thành phố gặp khó khăn trong việc đầu tư xây dựng hệ thống rác thải y tế do quỹ đất hẹp.

Kết luận: Chất thải rắn ở nước ta, kể cả khu vực sinh hoạt, công nghiệp hay y tế

đều có xu hướng tăng. Chất thải ra không được xử lý đúng quy định đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Nguyên nhân là do các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, còn do các doanh nghiệp và các cá nhân liên tục xả thải bừa bãi vào môi trường mà không hề ý thức được sự nguy hại của nó.

Hiện giờ, hai vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết đó là THU GOM và XỬ LÝ rác thải

1. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển rác thải

Công tác thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khi mà lượng chất thải phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ

lệ thu gom trung bình không hề tăng tương ứng. Năng lực thu gom và vận chuyển CTR cả về nhân lực và vật lực chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn thiếu và yếu. Việc thu gom lẫn lộn chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp, chất thải y tế nguy hại gây hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe của người thu gom rác. Nghiêm trọng hơn, hình thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt phổ biến hiện nay vẫn là đổ thải ở các bãi rác lộ thiên.

Theo thống kê, tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc vào năm 2008 vào khoảng 80-82% nhưng ở khu vực nông thôn chỉ đạt 40-55%.

2. Xử lý rác thải

Việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn. Công tác xử lý CTR hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp với số lượng chôn lấp trung bình ở các khu đô thị là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị, trong đó lại có tới 85% đô thị sử dụng phương pháp chôn lấp không hợp vệ sinh, khiến các chất độc hại ngấm vào đất, nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Các công trình xử lý CTR còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao nhưng hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất.

Đối với chất thải y tế, đã có biện pháp xử lý chất thải bằng lò đốt tập trung cho toàn thành phố hoặc cho cụm bệnh viện tuy nhiên hầu hết là chưa đạt yêu cầu và còn thủ công. Hơn nữa, đôi khi việc phân loại nhầm chất thải vẫn diễn ra.

Đối với chất thải công nghiệp: Hiện có rất nhiều công ty vì lợi ích của riêng mình không áp dụng quy trình xử lý chất thải theo yêu cầu mà xả thải bừa bãi ra ao, hồ, sông, suối, biển.

Một phần của tài liệu tiểu luận của nhóm (Trang 29 - 33)