Kích thước X, được quy định trong các ví dụ dưới đây, có giá trị tối thiểu phụ thuộc vào độ nhiễm bẩn, như sau:

Một phần của tài liệu PHỐI HỢP CÁCH ĐIỆN DÙNG CHO THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN HẠ ÁP - PHẦN 1:NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU VÀ THỬ NGHIỆM (Trang 28 - 31)

thiểu phụ thuộc vào độ nhiễm bẩn, như sau:

Độ nhiễm bẩn Giá trị tối thiểu của X

1 0,25 mm

2 1,0 mm

Nếu khe hở không khí liên quan nhỏ hơn 3 mm, kích thước tối thiểu X có thể được giảm xuống bằng một phần ba khe hở không khí này.

Các phương pháp đo chiều dài đường rò và khe hở không khí được chỉ rõ trong các ví dụ từ 1 đến 11. Các trường hợp này không phân biệt giữa các khe và rãnh hoặc giữa các loại vật liệu cách điện. Các giả thiết sau đây được thừa nhận:

- chỗ thụt vào bất kỳ được coi là được bắc cầu bằng một liên kết cách điện có chiều dài bằng chiều rộng quy định X và được đặt ở vị trí bất lợi nhất (xem ví dụ 3);

- trong trường hợp khoảng cách ngang qua rãnh bằng hoặc lớn hơn chiều rộng quy định X, chiều dài đường rò được đo dọc theo đường viền của rãnh (xem ví dụ 2);

- chiều dài đường rò và khe hở không khí đo được giữa các bộ phận mà có thể giả định các vị trí khác nhau, được đo khi các bộ phận này ở vị trí bất lợi nhất của chúng.

Ví dụ 1

Điều kiện: Đường dẫn hướng cần xét gồm một rãnh có các mặt song song hoặc hẹp dần, với độ sâu bất kỳ và có chiều rộng nhỏ hơn X mm.

Quy tắc: chiều dài đường rò và khe hở không khí được đo trực tiếp ngang qua rãnh như hình vẽ Ví dụ 2

Điều kiện: Đường dẫn hướng cần xét gồm một rãnh có các mặt song song với độ sâu bất kỳ và có chiều rộng bằng hoặc lớn hơn X mm.

Quy tắc: Khe hở không khí là khoảng cách theo đường thẳng. Đường rò theo đường viền của rãnh. Ví dụ 3

Điều kiện: Đường dẫn hướng cần xét gồm một rãnh hình chữ V có chiều rộng lớn hơn X mm. Quy tắc: Khe hở không khí là khoảng cách theo đường thẳng. Đường rồ theo đường viền của rãnh nhưng nối tắt ở đáy rãnh bằng cầu nối X mm.

Điều kiện: Đường dẫn hướng cần xét có gân.

Quy tắc: Khe hở không khí là đường thẳng ngắn nhất đi qua đình của gân. Đường rò men theo đường viền của gân.

Điều kiện: Đường dẫn hướng cần xét là phần mối ghép không gắn kín có rãnh ở hai bên, chiều rộng mỗi rãnh nhỏ hơn X mm.

Quy tắc: Khe hở không khí và chiều dài đường rò là khoảng cách theo dường ngắm như thể hiện trên hình.

Ví dụ 6

Điều kiện: Đường dẫn hướng cần xét là phần mối ghép không gắn kín, có rãnh ở hai bên, chiều rộng mỗi rãnh bằng hoặc lớn hơn X mm.

Quy tắc: Khe hở không khí là khoảng cách theo đường thẳng. Chiều dài đường rò men theo đường viền của rãnh.

Ví dụ 7

Điều kiện: Đường dẫn hướng cần xét là phần mối nối không gắn kín, một bên có đường rãnh chiều rộng nhỏ hơn X mm, bên kia có đường rãnh bằng hoặc lớn hơn X mm.

Quy tắc: Chiều dài đường rò và khe hở không khí như thể hiện trên hình. Ví dụ 8

Điều kiện: Chiều dài đường rò qua mối ghép không gắn kín nhỏ hơn chiều dài đường rò qua bên trên tấm chắn.

Quy tắc: Khe hở không khí là đường ngắn nhất qua đỉnh của tấm chắn. Ví dụ 9

Phải tính đến khoảng cách giữa mũ vít và mặt bên của hốc đủ rộng. Ví dụ 10

Phải tính đến khoảng cách giữa mũ vít và mặt bên của hốc quá hẹp. Đo chiều dài đường rà từ vít tới mặt bên khi khoảng cách này bằng X mm.

Ví dụ 11

Một phần của tài liệu PHỐI HỢP CÁCH ĐIỆN DÙNG CHO THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN HẠ ÁP - PHẦN 1:NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU VÀ THỬ NGHIỆM (Trang 28 - 31)