TỔNG HỢP ĐƯỜNG DÂY, ĐƯỜNG ỐNG: 10.1 Nguyên tắc thiết kế:

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH CHI TIẾT 1/500KHU VỰC HỒ TÔN DUNG ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG:THỊ TRẤN BA TƠ HUYỆN BA TƠ - TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 35 - 37)

10.1. Nguyên tắc thiết kế:

- Đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn qui phạm giữa các đường dây đường ống với nhau khi đi cùng tuyến và hạn chế giao cắt giữa các tuyến kỹ thuật;

- Chủ yếu bố trí đường dây đường ống đi trên vỉa hè, trường hợp đường dây đường ống phải đi dưới lòng đường giao thông (qua đường, qua các nút giao thông) độ sâu chôn ống và kết cấu bảo vệ phải đảm bảo theo qui định.

10.2. Giải pháp thiết kế:

- Thiết kế chi tiết tổng hợp đường dây đường ống nhằm đảm bảo sự hợp lý về bố trí mặt bằng và chiều sâu đặt các tuyến ống, tránh sự chồng chéo giữa các tuyến kỹ thuật, đặc biệt là các tuyến ngầm, nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành và tránh được khó khăn trong quá trình thi công và bảo dưỡng.

- Tuyến đường dây điện 22kV, 0,4kV- sinh hoạt bố trí trên vỉa hè, cột điện cách chỉ giới đường đỏ 1,1 m

- Tuyến đường điện chiếu sáng bố trí trên vỉa hè, cột điện cách vỉa hè 0,75m.

- Các tuyến kỹ thuật đi ngầm như ống cấp nước, mương cống thoát nước được thể hiện cụ thể trên bản vẽ tổng hợp đường dây đường ống tại các mặt cắt ngang;

- Bảng quy định khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật (m):

Loại đường ống ống cấpĐường nước Cống thoát nước thải Cống thoát nước mưa Cáp điện Cáp thông tin Kênh mương thoát nước, tuy-nen

Khoảng cách theo chiều ngang

Đường ống cấp nước 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 1,5

Cống thoát nước thải 1 0,4 0,4 0,5 0,5 1,0

Cống thoát nước mưa 0,5 0,4 0,4 0,5 0,5 1,0

Cáp điện 0,5 0,5 0,5 0,1 0,5 2,0

Cáp thông tin 0,5 0,5 0,5 0,5 - 1,0

Tuynel, hào kỹ thuật 1,5 1,0 1,0 2,0 1 -

Khoảng cách theo chiều đứng

Đường ống cấp nước - 1,0 0,5 0,5 0,5

Cống thoát nước thải 1,0 - 0,4 0,5 0,5

Cống thoát nước mưa 0,5 0,4 - 0,5 0,5

Cáp điện 0,5 0,5 0,5 0,1 0,5

CHƯƠNG VII:

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

I. MỞ ĐẦU:

1.1. Phạm vi nghiên cứu:

Với quy hoạch khu vực Hồ Tôn Dung thì giới hạn về mặt không gian thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC) chính là phạm vi nghiên cứu của đồ án và các khu vực lân cận chịu ảnh hưởng của quá trình quy hoạch xây dựng, từ công tác giải phóng mặt bằng cho đến những yếu tố phát sinh sau này do hoạt động của con người trong khu vực quy hoạch.

- Nghiên cứu và dự báo diễn biến môi trường nếu không thực hiện dự án;

- Nghiên cứu các tác động môi trường khi thực hiện dự án ngay trong giai đoạn quy hoạch xây dựng đến khi vận hành dự án;

- Xây dựng tổng thể các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường cũng như các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường ngay trong giai đoạn quy hoạch xây dựng cho đến quá trình vận hành dự án;

- Xây dựng tổng thể các biện pháp quản lý môi trường, xác định rõ các công trình bảo vệ môi trường cần thực hiện trong quá trình triển khai dự án.

1.2. Phương pháp khoa học thực hiện ĐMC:

- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xây dựng nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, CTR). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng nghành sản xuất và biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, CTR khi dự án triển khai.

- Phương pháp chỉ số môi trường: Phân tích các chỉ thị môi trường nền (điều kiệnvi khí, chất lượng không khí, đất, nước ngầm, nước mặt,…) trước khi thực hiện dự án. Trên vi khí, chất lượng không khí, đất, nước ngầm, nước mặt,…) trước khi thực hiện dự án. Trên cơ sở các số liệu nền này, có thể đánh giá chất lượng môi trường hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án, làm cơ sở để so sánh với chất lượng môi trường sau này và dự báo các tác động đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH CHI TIẾT 1/500KHU VỰC HỒ TÔN DUNG ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG:THỊ TRẤN BA TƠ HUYỆN BA TƠ - TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 35 - 37)