1. Kết luận
1.1. “Tính trách nhiệm (Responsible being) là phẩm chất cần thiết của cá nhân và phải được hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non thì phẩm chất đó mới bền vững. Biểu hiện: Cá nhân nhận thức đúng điều mình muốn làm, cần phải làm, phù hợp với vị trí xã hội; cá nhân tự giác thực hiện tốt công việc; cá nhân cam kết thực hiện và tự chịu hậu quả về việc làm của mình.
1.2. GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên QTE là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành ở trẻ ý thức về việc mình muốn làm, cần phải làm phù hợp với vai trò xã hội và tự giác thực hiện công việc, tự chịu hậu quả với việc đã gây ra. Quá trình bao gồm: giáo dục nhu cầu, xúc cảm, mong muố, tạo cơ hội cho trẻ hành động, hình thành ý thức thực hiện trách nhiệm. GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên Quyền trẻ em đòi hỏi phải tố chức các hoạt động phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, dựa vào khai thác những hoạt động ưu thế và quan tâm tới việc chuẩn bị các điều kiện phương tiện đảm bảo cho trẻ tự do, thoải mái thực hiện các trách nhiệm của mình.
1.3. Chương trình GDMN nói chung và chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi nói riêng đã quan tâm đến giáo dục TTN cho trẻ. Khảo sát thực trạng cho thấy, GV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc GDTTN cho trẻ. Tuy nhiên, nhận thức của họ chưa đầy đủ, thực hành chăm sóc giáo dục theo các Quyền của trẻ em nhưng chưa triệtđể; việc giáo dục TTN cho trẻ còn mang tính áp đặt, chưa lấy trẻ là trung tâm. Trẻ có nhận thức, hành động, thái độ đều ở mức TB, với cả ba loại trách nhiệm. Không có sự khác biệt rõ ràng giữa trẻ nam và trẻ nữ, trẻ nông thôn và thành phố.
1.4. Luận án đã xây dựng được ba nhóm BP GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi, bao gồm: Xây dựng môi trường giáo dục TTN dựa trên QTE phù hợp với trẻ 5-6 tuổi; Tổ chức các HĐ đa dạng cho trẻ trải nghiệm việc ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Phối hợp gia đình GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên Quyền trẻ em.
1.5. Kết quả thực nghiệm cho thấy, sau thực nghiệm, TTN của trẻ 5-6 tuổi đã phát triển tốt hơn so với trước thực nghiệm. Kết quả kiểm định chênh lệch là có ý nghĩa. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em.