Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Thông tin nội bộ tháng 12.2021 (phát hành) (Trang 40)

- Trung Quốc

3.2.Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

3. Thực trạng hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam

3.2.Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

xã hội ở nước ta hiện nay

Hệ thống chính sách an sinh xã hội bao gồm các Bộ Luật và các luật, các văn bản dưới luật trở thành hệ thống gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo đảm mục tiêu xây dựng tiến bộ, công bằng xã hội, quản lý rủi ro cũng như hướng tới an toàn xã hội, đồng thời nhấn mạnh vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, bao gồm 4 nhóm chính sách cơ bản (trụ cột) sau:

- Chính sách việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: Nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường hỗ lao động để có được việc làm tốt, bảo đảm thu nhập và giảm nghèo bền vững.

- Chính sách bảo hiểm xã hội:

Nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già... thông qua tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro nêu trên.

- Chính sách trợ giúp xã hội: Bao gồm chính sách trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất, nhằm hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro không lường trước, hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, đói, nghèo kinh niên, thảm hoạ).

- Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: Nhằm tăng cường cho người dân khả năng tiếp cận hệ thống dịch vụ cơ bản

ở mức tối thiểu, bao gồm giáo dục cơ bản, y tế cơ bản, nhà ở tối thiểu, nước sạch và thông tin truyền thông.

Một phần của tài liệu Thông tin nội bộ tháng 12.2021 (phát hành) (Trang 40)